3 Cách Để Rèn Luyện Tâm Trí Tốt Hơn

Ai cũng đều có rất nhiều mục tiêu muốn đạt được trong đời. Có thể bạn muốn du lịch khắp thế giới, học một nhạc cụ hay chỉ đơn giản là muốn giảm cân. Nhưng đôi khi kỳ vọng trở thành nỗi ám ảnh khiến cuộc sống của bạn đầy áp lực. Vậy có cách nào để giải quyết vấn đề này? Hãy theo dõi chủ đề này nhé!

1. Đặt kỳ vọng vượt xa khả năng khiến bạn không thể hài lòng với cuộc sống

Đôi khi, dù bạn cố gắng luyện tập hết sức vẫn luôn có người làm tốt hơn bạn. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bực bội hoặc ghen tị. Cảm giác này đeo bám và ảnh hưởng đến thái độ sống của bạn. Đây là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng ngay khi bắt đầu thực hiện mục tiêu đặt ra.

Sai lầm của mỗi người chính là phấn đấu cho những mục tiêu không tưởng.

Hầu hết chúng ta đều tự hình dùng ra một đời sống lý tưởng và đem so sánh với cuộc sống đời thực đầy khó khăn của mình

Ví dụ, có một người mong muốn nhận được một công việc tốt với mức lương cao, có người chỉ mong giao lưu nhiều bạn bè giàu có hoặc thay đổi ngoại hình để trở nên thu hút hơn. Những kỳ vọng vượt quá khả năng này chủ yếu được các phương tiện truyền thông đại chúng quảng bá rộng rãi. chẳng hạn, những người thành đạt, lịch sự và có ngoại hình đẹp trên các quảng cáo, tạp chí luôn xuất hiện và tạo ấn tượng mạnh với bạn. Thêm vào đó, lời quảng cáo của các sản phẩm càng khiến bạn tin rằng cuộc sống bất tiện và không thể thành công nếu thiếu chúng.

Tất nhiên, kỳ vọng cao không hẳn là xấu. Đó có thể là nguồn cảm hứng giúp bạn tiến xa trong công việc và có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng hầu hết chúng ta lại dựa vào những kỳ vọng đó để tạo áp lực cho bản thân. Ngoài ra, đa phần chúng ta có xu hướng tự đặt ra những tiêu chí mới cao hơn khi vượt qua một mục tiêu. Đây là điều tích cực nhưng cũng là con dao hai lưỡi khi bạn chưa cân nhắc kỹ về khả năng của bản thân. Tham vọng khiến bạn ngày càng rời xa thực tế. Thậm chí bạn có thể mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn phải đạt được mục tiêu mà chưa chắc đem lại giá trị thực cho bản thân

Nói chung, đặt ra một kỳ vọng quá cao so với khả năng khiến bạn không thể thõa mãn với cuộc sống hiện tại. Từ đó nỗi lo lắng xuất hiện bám theo bạn trong giấc ngủ. Điều gì sẽ xảy ta nếu như bạn loại bỏ được cảm xúc này? Hãy thử thay đổi bản thân bằng phương pháp sau đây nhé.

2. Hãy nhìn vào tiến bộ của bản thân thay vì mãi lo lắng

Sự thật là, càng gần tới thời hạn cuối cùng, chúng ta lại càng hay tìm cách trì hoãn công việc. Tại sao như vậy? Chúng ta thường bị căng thẳng khi phải tập trung cao độ để hoàn thành công việc. Cảm giác lo lắng, mệt mỏi sẽ dần xâm chiếm khi bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu. Kết quả là, bạn cảm thấy chán nản và cảm thấy mình thất bại. Vậy nên, hãy gạt bỏ suy nghĩ nhất định phải đạt kết quả sang một bên và chỉ tập trung nghĩ cách để tăng hiệu quả công việc. Nếu như bạn chỉ mãi nhìn vào mục đích đã đề ra mà bỏ ra qua khâu thực hiện, khoảng cách của bạn tới thành công ngày càng xa. Hãy biến khao khát thành động lực chứ không phải là gánh nặng. Bạn sẽ cảm thấy tiến bộ trong công việc và gặt hái thành quả to lớn hơn.

Tuy nhiên, chú trọng làm việc không có nghĩa là bạn bỏ quên mục tiêu. Mục tiêu rất quan trọng trong cuộc sống, giúp bạn định hướng công việc. Nhưng chúng không phải la thước đo cho mọi nỗ lực và tiến bộ của bạn. Đừng nản lòng khi chưa chạm tới đích. Bạn hãy coi mục tiêu là bánh lái giúp con thuyền của bạn đi đúng hướng.

Để làm được như vậy, bạn cần cam kết sẽ tự chịu trách nhiêm khi xảy ra vấn đề. Thay vì cảm thấy xấu hổ, đỏ mặt, bạn hãy bình tĩnh xem xét những điều đã làm và chưa làm một cách khách quan. Qua trình này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh hướng đi phù hợp cho các bước tiếp theo.

Thử tưởng tượng bạn đang chơi bowling và ném trượt ngay từ lần đầu tiên. Điều bạn nên làm lúc đó là hy vọng sẽ đánh trúng 9/10 điểm thay vì tiếc nuối không đạt điểm tuyệt đối. Hãy thử đánh giá hành động và cải thiện sai lầm trong lần lăn bóng đầu tiên. Có thể hiện tại bạn chưa chơi tốt nhưng không có nghĩa trong tương lai bạn không trở thành người chơi giỏi.

Hãy thừa nhận nổ lực và tiến bộ của bản thân. Sau đó biến chúng thành hy vọng giúp bạn tiến gần mục tiêu hơn thay vì cứ mải lo lắng không đạt thành tích cao nhất

3. Đơn giản hóa nhiệm vụ và thực hiện từng mục tiêu

Chúng ta ai cũng có quyền được mơ ước. Tuy nhiên, đôi khi mơ ước quá lớn lại khiến bạn thêm áp lực. Áp lực càng lớn, bạn sẽ càng thêm mệ mỏi và cảm thấy công việc bạn làm không hiệu quả. Vậy chúng ta có nên đặt những mục tiêu tham vọng không? Có chứ! Bạn hoàn toàn có thể chạm tay vào ước mơ miễn là bạn chia nhỏ mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện từng phần. Cứ dần dần tập trung hoàn thành nhiệm vụ nhỏ, đến một ngày bạn sẽ nhận ra bạn đang tiến gần đến mục tiêu lớn hơn bao giờ hết. Lấy ví dụ, bạn cần làm sạch nhà để xe. Đây là công việc nhiều người không muốn làm. Nhưng bạn đã tự động viên bản thân đây đơn giản là dọn dẹp một khu vuccej hơi lớn với các giá kệ mà thôi. Vậy là bạn đã thực hiện bước đầu tiên của việc đơn giản hóa mục tiêu. Tiếp theo, chỉ cần phân nhỏ các khu vực và bắt tay hành động. Hãy cho phép bản thân mình cảm thấy hài lòng khi hoàn thành nhiệm vụ nhỏ đầu tiên và coi đó là động lực làm các phần tiếp theo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp giới hạn thời gian trong quá trình thực hiện. Đối với các công việc tốn nhiều công sức, bạn nên đặt mức thời gian cố định để làm mỗi ngày. Ví dụ, bạn cho rằng lau chùi kê trong nhà xe sẽ mất nhiều thời gian, hãy chia nhỏ việc lau dợn và thực hiện trong 45 phút mỗi ngày.

Có lúc bạn muốn đốt cháy giai đoạn để làm tắt công việc đã đề ra mỗi ngày. Nhưng đây là điều cần tránh. Dục túc bất đạt. Mọi thứ cần làm cẩn thận từng bước. Vội vã chỉ tạo ra căng thẳng và giảm hiệu quả công việc của bạn. Để khắc phục, bạn hãy cân nhắc thời gian hợp lý để hoàn thành từng nhiệm vụ.

0931 743 374
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon