Theo một thống kê đáng báo động của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có hơn 300 triệu người bị trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Lo ngại hơn là độ tuổi mắc triệu chứng này ngày càng trẻ hóa. Hậu quả của chúng rất khôn lường, thậm chí gây ra những vụ tự tử hay giết người man rợ. Đây không còn là một vấn đề của riêng quốc gia nào mà là vấn đề của toàn thế giới. Bất kì ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ bị trầm cảm. Vậy phương pháp nào giúp con người thoát khỏi trầm cảm?
Tên sách: Mất kết nối
Khám phá nguyên nhân thực sự của trầm cảm và các giải pháp bất ngờ. Giúp cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa hơn. Tác giả Johann Hari là một nhà báo, và cũng là tác giả của những cuốn sách về chủ đề trầm cảm và dược phẩm.
Tác giả đã từng bị trầm cảm. Khi còn niên thiếu, anh tin vào những quan niệm rằng, chứng trầm cảm và lo lắng kéo dài của anh là kết quả của sự mất cân bằng hóa học và sự mất cân bằng hóa học này sẽ được điều trị tốt nhất thông qua thuốc chống trầm cảm.
Nhưng, thông qua các cuộc phỏng vấn với hơn 200 chuyên gia và xem xét các nghiên cứu khoa học sâu rộng, tác giả đã tìm ra những nguyên nhân thực sự của bệnh trầm cảm. Anh cũng đưa ra những giải pháp đối phó với căn bệnh này. Những ý tưởng được nêu ra trong cuốn sách này đã được nhiều nhà khoa học công nhận là thuyết phục nhất từ trước đến nay về trầm cảm. Sau đây, bạn sẽ hiểu được rằng:
– Tại sao, các công ty dược phẩm muốn người bệnh tin rằng , trầm cảm có mối liên hệ mật thiết với serotonin hóa thần kinh.
– Vì sao nhiều người béo phì không thực sự muốn giảm cân
– Và liều thuốc gây ảo giác có trở thành 1 giải pháp chống trầm cảm
1/12. Trầm cảm không chỉ bởi sự mất cân bằng hóa chất trong não
Vì mục đích lợi nhuận, nhiều hãng dược phẩm lớn hiện nay đã gieo vào trong đầu người tiêu dùng rằng trầm cảm có nguyên nhân chính từ các phản ứng hóa học trong não. Và phương cách hiệu quả nhất đó là sử dụng thuốc. Kê đơn thuốc chống trầm cảm hóa học phần lớn dựa trên ý tưởng rằng chúng ta cần điều chỉnh cái gọi là “sự mất cân bằng hóa chất để điều trị chứng trầm cảm và lo lắng. Quan niệm này nghe có vẻ khoa học, và phù hợp với bản chất của dược phẩm. Nhưng nó lại không phản ánh thực tế dựa trên cảm nhận, và trải nghiệm của người bệnh.
Khi còn niên thiếu, Hari cũng đã từng mắc bệnh trầm cảm. Khi anh lần đầu tiên bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm, bác sĩ của anh đã giải thích bệnh trầm cảm theo cách mà cộng đồng y tế nhìn nhận: Trầm cảm là một bệnh não gây ra bởi mức độ thấp của một chất hóa học gọi là serotonin trong não và thuốc chống trầm cảm điều trị trầm cảm bằng cách tăng mức độ serotonin trong não. Hàng triệu người đã nghe lời giải thích tương tự này từ các bác sĩ khi họ tìm cách điều trị bệnh trầm cảm. Vào năm 2014, cứ 5 người trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có một người đang dùng một số dạng thuốc điều trị tâm thần. Vào giữa những năm 90, Irving Kirsch, một giáo sư Harvard bắt đầu xem xét nghiên cứu về thuốc chống trầm cảm. Ông phát hiện ra rằng các thử nghiệm lâm sàng được công bố bởi các công ty dược phẩm thường đưa ra kết quả sai lệch để thuốc của họ có thể được phát hành.
Ví dụ, trong quá trình thử nghiệm lâm sàng cho Prozac 245 bệnh nhân đã được thử nghiệm. Tuy nhiên, khi kết quả được công bố, họ chỉ công bố 27 bệnh nhân cảm thấy kết quả tích cực. Đối với Paxil, kết quả không kiểm soát của một thử nghiệm lâm sàng cho thấy bệnh nhân phản ứng với giả dược tốt hơn so với thuốc thật. Ngoài ra, Kirsch đã nghiên cứu về những tuyên bố về mối liên hệ giữa trầm cảm và serotonin hóa thần kinh. Ông coi mối liên hệ là một “tai nạn của lịch sử”, nơi các nhà khoa học đã hiểu sai kết quả và các công ty dược phẩm đã nắm giữ thông tin sai lệch này để bán thuốc . Hari chỉ ra nghiên cứu của Irving Kirsch về vai trò của tác dụng giả dược trong các nghiên cứu chống trầm cảm. Qua phát hiện của Kirsch, hiệu quả thực sự của thuốc chống trầm cảm là không đáng kể, thậm chí nó còn không tốt bằng một giấc ngủ.
Có câu chuyện nổi tiếng về hiệu ứng giả dược từ thế chiến thứ hai. Thời đó, do chiến tranh, đội ngũ y tế thường xuyên lâm vào cảnh thiếu thuốc giảm đau khi chữa trị cho binh lính . vị bác sĩ đã đề xuất ra phương pháp cho binh sĩ bị thương uống hoặc tiêm giả dược. Mặc dù loại thuốc này không hề có tác dụng giảm đau nhưng họ vẫn nói với bệnh nhân rằng đây chính là thuốc giúp xoa dịu các cơn đau đớn. Và hiệu quả thật bất ngờ, chúng có tác dụng không kém gì những thuốc giảm đau thực sự. Sau này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính việc tác động vào tinh thần giúp cho quá trình điều trị bệnh trở nên tốt hơn. Và hiệu ứng giả dược ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong y tế. Điều này cho thấy niềm tin có sức mạnh thật lớn lao . Khi được uống giả dược, sức mạnh niềm tin khiến não chúng ta tiết ra một chất xoa dịu những lo lắng, và chúng ta cảm thấy yên tâm và an toàn. Điều này cũng đúng với những viên thuốc chống trầm cảm. Chúng khiến cho người bệnh tin rằng uống thuốc sẽ giúp bệnh của họ được chữa khỏi.
Đó là lý do các công ty dược phẩm vẫn bán được lượng lớn thuốc hàng năm. Tuy vậy những tác dụng phụ của thuốc trầm cảm lại có thể khiến tình trạng bệnh nhân tồi tệ hơn. Ví dụ như thuốc SSRI có một loạt các tác dụng phụ đáng lo ngại, ví dụ như gia tăng hành vi bạo lực, tăng cân, sẩy thai, và đột quỵ, khiến cho những lợi ích tạm thời về tinh thần của chúng nhanh chóng biến mất. Con người có nguy cơ lớn rơi lại vào trạng thái trầm cảm sau một thời gian điều trị. Vì vậy, trong những phần sau, chúng ta bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân thực sự của bệnh trầm cảm và các phương pháp hữu ích để chữa trị căn bệnh này .
2/12. Lá cờ đầu tiên của Mô hình tâm lý xã hội
Tác giả đã nói chuyện với người phụ nữ tại Arizona, tên là Joanne. Đó cũng là lúc anh bắt đầu nhận ra mối đe dọa đầu tiên của những quan niệm khác nhau về vấn đề này.
Joanne kể cho tác giả nghe câu chuyện đau buồn của mình. Đó là vào lúc cô mất đi đứa con gái của mình ngay khi em bé vừa được sinh ra. Trước khi sinh, cô bị co thắt vô cùng đau đớn liên tục trong 3 tuần, cô khẳng định với bác sỹ rằng, điều đó không bình thường chút nào, nhưng bác sỹ của cô nói rằng, cô chỉ cần phải chú ý hơn nữa. Thực tế, cô đã vô cùng cẩn thận trong suốt quá trình mang thai, thậm chí cô còn không dám nhai kẹo cao su vì sợ đường aspartame ảnh hưởng tới thai nhi. Vào ngày sinh, cô cảm nhận có điều gì đó bất thường với những cơn co thắt. Cô cố gắng rặn đẻ mạnh, và khi đứa bé được sinh ra, thì tim đã ngừng đập. Joanne kể cho tác giả về ký ức này, bằng tất cả những cảm xúc đau buồn của một người mẹ mất con. Cô luôn buộc tội cho cơ thể mình đã không gian ra khi chuyển dạ, khiến cho đứa trẻ chết ngạt.
Cô cũng nói rằng, trước khi cô 40 tuổi, thì cô cũng đã trải qua rất nhiều đau buồn khác, mất cha mẹ, mất đứa con thứ 4 của mình, và mất bạn thân. Sau này, cô được đào tạo để trở thành bác sỹ tâm lý học lâm sàng. Và cuối cùng trở thành giáo sư về công tác xã hội tại Đại học Bang Arizona. Chuyên môn của cô ấy là tư vấn cho những người đang trải qua mất mát đau thương – những người mất đi những người thân yêu trong những trường hợp xấu nhất. Trong những năm làm trong nghề, Joanne nhận ra rằng, rất nhanh sau khi các bệnh nhân của cô vừa trải qua một biến cố đau buồn, như mất người thân .
Sau này, cô được đào tạo để trở thành bác sỹ tâm lý học lâm sàng. Và cuối cùng trở thành giáo sư về công tác xã hội tại Đại học Bang Arizona. Chuyên môn của cô ấy là tư vấn cho những người đang trải qua mất mát đau thương – những người mất đi những người thân yêu trong những trường hợp xấu nhất.
Trong những năm làm trong nghề, Joanne nhận ra rằng, rất nhanh sau khi các bệnh nhân của cô vừa trải qua một biến cố đau buồn, như mất người thân chẳng hạn, thì đã được các bác sĩ tâm thần chẩn đoán bị trầm cảm lâm sàng và được cho dùng thuốc tâm thần cực mạnh. Ngay cả khi 1 bệnh nhân gần đây của cô có đứa con bị mất, khi cô ấy kể với bác sỹ rằng cô ấy đôi khi có cảm nhận như con mình đang nói chuyện với mình. Cô ấy không cảm thấy đó là điều kinh khủng mà coi đá như là một sự an ủi. Thế nhưng, ngay lập tức, cô được chẩn đoán bị tâm thần, và được kê uống chống rối loạn tâm thần thuốc chống rối loạn tâm thần. Joanne nói rằng, khi các bệnh nhân được chẩn đoán, họ sẽ ” bắt đầu thắc mắc về những cảm xúc của họ, nghi ngờ chính họ, và điều đó khiến họ che dấu nhiều hơn”.
Sau đó, cô đã tìm hiểu thêm về cách người ta chẩn đoán bệnh tâm thần. Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê (DSM), bạn phải biểu hiện ít nhất 5 trong số 9 triệu chứng gần như mỗi ngày thì mới được coi là bị trầm cảm, ví dụ, tâm trạng chán nản, giảm hứng thú với niềm vui hoặc cảm giác vô giá trị.
Thế nhưng khi áp dụng danh sách checklist này, thì các bác sỹ cũng nhanh chóng nhận ra điều không hợp lý. Hầu hết tất cả mọi người đang đau buồn thì hóa ra đều khớp với tiêu chuẩn lâm sàng về trầm cảm. Vì vậy, DSM đã đưa ra một ngoại lệ, hay còn gọi là ” Ngoại lệ đau buồn” ( the grief exception). Với chỉ dẫn rằng, ai đó được coi không mắc bệnh về tâm thần ngay cả khi họ có triệu chứng trầm cảm, nếu họ vừa trải qua mất mát người thân yêu. Như thế có nghĩa là nếu ai đó mất con cái, mất cha mẹ hoặc anh chị em có thể có những triệu chứng trầm cảm trong vòng 1 năm trước khi được coi là bị rối loạn thần kinh. Sau nhiều lần xuất bản thì DSM thay đổi thời gian, xuống còn 3 tháng, 1 tháng, và cuối cùng chỉ là 2 tuần.
Với Joanne, thì đó là một sự xúc phạm, “Đó không chỉ là một sự xúc phạm đối với đau buồn và mối quan hệ [với người đã mất, nhưng đó là một xúc phạm đến tình yêu. Ý tôi là – tại sao chúng ta lại đau buồn? [Nếu] hàng xóm của tôi bên kia đường phố] chết, và tôi không biết người hàng xóm của mình, tôi có thể nói, “Ô, điều đó thật đáng buồn cho gia đình anh ấy, nhưng tôi không đau buồn. Nhưng khi tôi yêu người ấy, tôi đau buồn. chúng tôi đau buồn vì chúng ta đã yêu.”
Cô tin rằng “Để nói rằng nếu đau buồn kéo dài bên ngoài một thời hạn, khi đó nó là một bệnh lý, một căn bệnh phải điều trị bằng thuốc, là phủ nhận cốt lõi của con người.” Cô cho rằng, chúng ta đã không xem xét đền hoàn cảnh. Chúng ta coi sự tuyệt vọng đau khổ của con người có thể đánh giá chỉ trên một bản checklist xa rời với thực tế cuộc sống và đánh dấu đó là căn bệnh tâm thần. Chỉ dẫn của DSM đã tạo ra quá nhiều tranh cãi, vì thế, tác giả của phiên bản DSM xuất bản năm 2015 đã đưa ra 1 giải pháp. Đó là loại bỏ “ngoại trừ đau buồn”, với những chú giải rất mơ hồ. Và như vậy đấy, trầm cảm là thứ mà bạn có thể tìm được trên 1 bản checklist. Nếu bạn tick vào những triệu chứng, bạn sẽ bị coi là mắc bệnh tâm thần. Không xem xét đến hoàn cảnh. Không hỏi về những gì đã xảy ra trong cuộc sống của bạn. Tác giả tiếp tục với những nghiên cứu của nhà nhân chủng học tên là George Brown. George không được đào tạo để trở thành một bác sỹ, mà là một nhà nhân chủng học. Ông cũng nói rằng, đó là một lợi thế của ông khi chưa bị ghim trong đầu những khái niệm cũ, vì thế ông cởi mở hơn.
George Brown đã đưa ra giả thuyết vào những năm 1970 rằng lý do gây ra bệnh trầm cảm có thể là hai nguyên nhân: Điều gì đó xảy ra trong não và điều gì đó xảy ra trong cuộc sống của con người. Để kiểm tra giả thuyết này, ông đã cùng đồng sự của mình tên là Tirril Harris thực hiện một nghiên cứu sâu rộng liên quan đến 144 phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và thêm 344 phụ nữ chưa bao giờ mắc bất kỳ chứng rối loạn nào. Đáng chú ý, những người tham gia đều có điều kiện kinh tế như nhau. Họ đi tới nhà của từng phụ nữ, ngồi cùng, phỏng vấn rất chi tiết những người phụ nữ này. Họ đã xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ về những nhân tố có thể tạo nên bệnh trầm cảm. Nếu lý do của chứng trầm cảm chỉ là do nồng độ serotonin, thì những phát hiện sẽ chỉ ra rằng trải nghiệm cuộc sống của
một người không có ý nghĩa gì đối với tâm trạng của họ. Nhưng, George và Tirril phát hiện ra rằng 68% nhóm được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm đã gặp phải một sự cố đáng lo ngại trong cuộc sống của họ gần đây. Ông phát hiện ra rằng những phụ nữ trầm cảm có nguy cơ trải qua điều mà ông gọi là “tác nhân gây căng thẳng mãn tính lâu dài” cao gấp ba lần trong cuộc đời của họ. Ngoài ra, nghiên cứu của họ giải thích sự khác biệt giữa những người được chẩn đoán là “trầm cảm phản ứng” reactive depression, thuật ngữ lâm sàng cho chứng trầm cảm do sự kiện – và “trầm cảm nội sinh” endogenous depression, đó là cách mà sự mất cân bằng hóa học đã được phân loại. Đáng chú ý, kết quả cho thấy mỗi nhóm đều có cùng mức độ trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ của họ. Ông đã bị sốc khi phát hiện ra nhiều bằng chứng cho thấy lý do chính của chứng trầm cảm là do tâm lý và xã hội, chứ không phải do sinh học. Năm 1978, họ công bố phát hiện của mình và mặc dù các nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học xã hội trên toàn cầu đã ủng hộ phát hiện của Brown, nhưng rất nhiều cộng đồng y tế đã cố gắng tập trung vào sự mất cân bằng hóa học. Nếu thế giới lắng nghe họ, thì cuộc sống của tác giả đã khác rồi. Các bác sỹ có lẽ đã có những hướng điều trị khác cho căn bệnh của anh. Và bây giờ khi anh gặp George, ông ấy đã 85 tuổi, ông ấy không dừng lại với nghiên cứu của mình, có rất nhiều thứ mà chúng ta cần biết. Tác giả coi những gì George và đồng sự làm chính là “cắm lá cờ đầu tiên lên mặt trăng”. Đây chính là đường ray dẫn lối tác giả tham gia vào những nghiên cứu của mình, qua rất nhiều tiếp xúc với các nhà khoa học khác. Và sau đây, là 9 nguyên nhân mà tác giả xác định được dẫn đến căn bệnh trầm cảm, đi kèm với mỗi nguyên nhân là những giải pháp mà tác giả đề xuất.
3/12. Nguyên nhân thứ nhất: sự mất kết nối với công việc có ý nghĩa
Joe Phillips là một nhân viên trong cửa hàng sơn tại Philadelphia. Nếu bạn đi vào cửa hàng sơn và hỏi mua một lon sơn, anh ấy sẽ yêu cầu bạn chọn một màu trên bảng màu, sau đó anh ấy sẽ đổ 1 ít màu vào lon, rồi cho màu vào trong một chiếc máy lắc, để khiến màu sắc của sơn đều hơn, rồi đưa cho bạn. Khách hàng kế tiếp, rồi kế tiếp cho đến hết ngày. Mỗi ngày trôi qua là một chuỗi các việc lặp đi lặp lại như vậy. Không ai để ý anh làm việc này tốt hay không tốt, và điều duy nhất mà sếp anh quan tâm và cảm thấy khó chịu, đó là khi Joe đi làm muộn.
Khi Joe rời khỏi chỗ làm, anh ấy luôn nghĩ: “Tôi không cảm thấy như mình đã tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của bất kỳ ai”. Ai cũng có thể làm những việc mà chủ của họ yêu cầu, ai cũng có thể đi làm đúng giờ, vậy thì làm sao bạn có thể phát triển khả năng của mình? và năng lực của bạn có ý nghĩa gì cho sự phát triển công ty.
Thế nhưng anh ấy vẫn cứ làm công việc đó, anh được trả tương xứng, anh có thể có 1 chỗ ở ổn định với bạn gái của mình, anh được giao tiếp với nhiều người khách lạ. Nhưng cảm giác về sự nhàm chán, đơn điệu liên tục quay lại, đến mức anh đã cảm thấy rằng Oxycontin ( một chất giảm đau, có thể mang lại cho anh cảm giá thoải mái với công việc. Anh đã nghiện Oxycontin và sử dụng nó trước khi đi làm. Khi trò chuyện với Joe, tác giả đã nghĩ rằng, có vẻ như oxycontin mang lại cho ấy cảm giác trống rỗng như chính công việc đã mang lại cho anh. Anh nói với tác giả rằng ” khi anh thức dậy vào buổi sáng, anh mong chờ 1 ngày mới. Còn khi tôi thức dậy, tôi không mong đợi đến lúc đi làm. Đó chỉ là những gì mà tôi phải làm” Câu chuyện của Joe là câu chuyện điển hình của rất nhiều người đang làm việc để tồn tại.
“Derealization” (Vô định hóa) là một triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm – nơi bạn cảm thấy như không có gì bạn đang làm là xác thực hay có thật . Vao những năm 1970, Michael Marmot, một bác sỹ tâm thần ở London đã nghiên cứu 18.000 công chức Anh, và ông phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên rằng. Những người làm ở vị trí cao gánh vác nhiều trách nhiệm to lớn, tưởng rằng dễ bị mắc bệnh tim, thì hóa ra lại có nguy cơ bị bệnh tim thấp hơn 4 lần so với những nhân viên cấp dưới của họ.
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các công việc cấp cao hơn có quyền tự chủ và kiểm soát kết quả cao hơn có tương quan với mức độ trầm cảm thấp hơn và mức độ hoạt động xã hội cao hơn. Nói cách khác, những người làm những công việc cấp thấp hơn với ít quyền tự chủ hơn có xu hướng kiệt sức để đạt được hiệu quả công việc, công việc cứ chồng chất, đến mức họ cảm thất bất lực. Không có mối tương quan giữa nỗ lực và phần thường. Có vẻ như chẳng ai quan tâm đến việc nhân viên của họ đã làm việc vất vả đến mức nào, và cũng chẳng ai quan tâm đến việc nhân viên của họ có cần nghỉ ngơi không. Không còn thời gian giao tiếp với xã hội khiến họ mất kết nối với xã hội. Điều tồi tệ nhất đã xảy ra, đó là nhiều người chọn cách kết liễu cuộc đời mình. Sau nhiều năm kể từ khi thực hiện nghiên cứu, bác sỹ tâm thần Michael cũng nhận được lời đề nghị giúp đỡ từ cơ quan thuế của Anh, vì có quá nhiều nhân viên tự tử. Như vậy, những người ít kiểm soát về
công việc và ít có thẩm quyền đưa ra quyết định của riêng mình có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Điều đó có nghĩa là người nào không cảm thấy được ý nghĩa thực sự từ công việc mình đang làm, người đó sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Vậy có cách nào để kết nối lại nhân viên với công việc của mình không? Tác giả đã nói chuyện với chủ cửa hàng xe đạp tại Baltimore. Câu chuyện công việc của Josh và vợ anh cũng có phần nào giống câu chuyện của anh chàng bán sơn Joe. Meredith, vợ anh đã từng làm việc cho một chi nhánh gây quỹ cho một nhóm vận động phi lợi nhuận tại Maryland. Đó là một công việc văn phòng, và có vẻ như mục đích của công việc khá là tốt đẹp. Nhưng cô ấy chỉ làm những gì cô ấy được chỉ bảo, khi cô ấy đưa ra đề xuất ý tưởng mới cho sếp của mình, thì sếp của cô nói rằng, hãy cứ làm những việc mà cô ấy được chỉ định. Công việc của cô có thể được ví như đang hát karaoke, có nghĩa là hát theo những dòng chữ chạy trên màn hình. Nó nhàm chán với cô đến mức, vào buổi tối chủ nhật, cô cảm thấy như có khối gì đó đè nặng lên ngực mình, đó là bởi vì nỗi lo sợ về một tuần làm việc mới.
Còn Josh đã từng làm việc tại cửa hàng bán và sửa xe đạp từ khi anh 16 tuổi. Công việc đó có vẻ khá ổn khi anh còn trẻ, vì thú vui của anh là đi xe đạp. Nhưng trưởng thành, với nhiều nhu cầu hơn, thì công việc này khó có thể là công việc kiếm sống của anh. Anh cũng không có hợp đồng, không được trả lương khi bị ốm hoặc khi đi nghỉ. Đó là công việc không ổn định, và không có con đường thăng tiến. Bất cứ khi nào muốn tăng lương, muốn 1 ngày nghỉ hoặc muốn nghỉ ốm thì đều phải cầu xin sếp của mình. Josh cùng với khoảng 10 người đồng nghiệp của mình tập hợp nhau lại để thành lập ra công đoàn nhằm kêu gọi quyền lợi tốt hơn. Bởi vì thực tế, họ là con người, cùng với những mưu cầu của 1 con người, chứ không phải chỉ là những chiếc ốc vít được gắn trên xe đạp. Thế nhưng khi họ đưa cho sếp của mình những danh sách yêu cầu của họ, thì sau vài ngày, ông ấy đã thuê luật sư để bảo vệ cho quyền lợi của cửa hàng.
Còn Josh và những đồng nghiệp của anh, làm sao có tiền để thuê luật sư để đảm bảo quyền lợi cho mình. Cuối cùng thì Josh và vợ anh cùng với một nhóm người bạn khác đã từ bỏ công việc của mình để thành lập Baltimore Bike Works. Baltimore Bike Works là một đơn vị kinh doanh được vận hành theo kiểu “hợp tác xã”, một hình thức kinh doanh phổ biến trước năm 1800. Không có ông chủ, vì tất cả mọi người đều là ông chủ
Họ đã tổ chức các cuộc họp vào thứ 5 hàng tuần, và khuyến khích tất cả mọi người trong công ty đóng góp ý kiến để đưa ra quyết định cuối cùng. Bất kỳ ai cũng có thể nêu ra một vấn đề và nói lên quan điểm của mình. Khi ngồi nói chuyện với Meredith và quan sát cửa hàng Baltimore Bike Work, tác giả nhớ lại lời giải thích của bác sỹ Micheal Marmot “không phải bản thân công việc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mà có 3 thứ khác. Đó là cảm giác bị điều khiển như 1 bánh răng vô nghĩa trong hệ thống. Cảm giác dù bạn làm việc vất vả đến đâu thì bạn vẫn bị đối xử như vậy, Và cảm giác bạn ở
cấp thấp trong tầng phân cấp, bạn nhỏ bé không là gì so với Ông Lớn trong văn phòng. Tất cả mọi người tại Baltimore Bike Work đều làm việc vui vẻ. Chìa khóa ở đây chính là “dân chủ”, “dân chủ” chứ không phải là tổ chức và lãnh đạo theo cách “rót từ trên xuống dưới”. Và như tác giả nghiên cứu thì có đến hàng chục nghìn nơi làm việc tương tự như Baltimore Bicycle Works trên khắp nơi trên thế giới. Và như Meredith nói thì “chúng ta đang bắt đầu một sự thay đổi văn hóa”. Đó chính là sự giành lại quyền tự chủ công việc và khiến công việc trở nên ý nghĩa hơn. Đồng thời, tác giả cũng nghĩ đến vài hình thức kết nối lại với công việc. Bạn được kết nối lại với công việc của mình– bởi vì bạn cảm thấy bạn đang chọn nó, bạn có thể thấy sự khác biệt mà nó tạo ra, và bạn trực tiếp hưởng lợi từ công việc bạn làm. Bạn được kết nối lại với vị trí công việc của bạn. Bạn không bị bẽ mặt khi có bất kỳ ai ra lệnh cho bạn và bắt bạn phải làm gì. Và bạn được kết nối lại với tương lai – thay vì biết bạn có thể bị sa thải bất cứ lúc nào, bạn biết mình sẽ ở đâu trong một năm, 5 năm hay nhiều năm kể từ bây giờ, nếu bạn chọn nó và tiếp tục làm việc chăm chỉ.
4/12. Nguyên nhân 2: sự mất kết nối với người khác
Tác giả kể lại câu chuyện của cha mẹ mình. Cha tác giả đã từng sống ở một ngôi làng miền núi của Thụy sỹ, nơi ông có thể gọi tên của tất cả những người trong làng. Còn mẹ tác giả sống cùng với những người dân lao động Scotland, tại đó mỗi khi ai đó cất giọng thì hàng xóm đều có thể nghe được. Nhưng khi tác giả còn nhỏ, thì cả gia đình chuyển tới sống ở một nơi khác tại London. Đối với tác giả thì không có gì bất thường khi tất cả mọi người đều chỉ giao tiếp xã giao chứ không thật sự thân mật, nhưng đối với cha mẹ ông, đó là một sự trống trải, và họ không thật sự quen với điều đó.
Ngày nay, sự cô độc giống như một lớp sương mù giày đặc. Mạng xã hội và những thiết bị công nghệ ngày nay đang khiến cuộc sống con người có những thay đổi rất lớn. Chúng ta dần mất đi khả năng giao tiếp thực sự mà thay vào đó là sống ảo. Về lâu dài điều này sẽ khiến con người mất kết nối với mọi người xung quanh, và cảm thấy cô đơn. Cô đơn là nguyên nhân chính của trầm cảm. Cảm giác này còn nguy hiểm đến mức nó biến một tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn.
Vào giữa những năm 1970, một nhà nghiên cứu thần kinh tên là John Cacioppo luôn đặt ra câu hỏi cho chính mình: Điều gì xảy ra nếu chúng ta coi bộ não như một hòn đảo tách biệt? Nếu chúng ta coi nó như một hòn đảo, thì nó sẽ cần hàng trăm chiếc cầu kết nối tới thế giới bên ngoài. Nhưng khi anh đặt những câu hỏi này cho thầy của anh, 1 giáo sư nổi tiếng của thế giới, thì anh nhận được câu trả lời rằng, cho dù đó là 1 giả thuyết hợp lý thì những yếu tố bên ngoài không đóng vai trò quyết định tới trầm cảm và lo lắng. John không bao giờ quên đi những thắc mắc của mình, cho đến tận những năm 1990, anh cuối cùng đã bắt đầu một nghiên cứu chi tiết. Sau những thí nghiệm với nhiều người, John và đồng nghiệp của mình giật mình bởi kết quả của nghiên cứu này. Cảm giác cô đơn hóa ra làm tăng nồng độ hormone cortisol liên quan đến căng thẳng, thậm chí nó trầm trọng như một cảm giác bị người lạ đánh. Các nhà khoa học như Sheldon Cohen cũng đã tiến hành thí nghiệm và đưa ra kết luận rằng, những người sống tách biệt có nguy cơ mắc cảm lạnh gấp 3 lần những người có nhiều kết nối. Một nhà khoa học khác tên là Lisa Berkman cũng đã theo dõi những người ít kết nối và nhiều kết nối trong vòng 9 năm và đưa ra kết quả rằng, những người sống cô độc có nguy cơ tử vong gấp 2 đến 3 lần người có nhiều kết nối bên ngoài. Chúng ta cảm thấy cô đơn không phải bởi vì chúng ta không có ai bên cạnh, mà bởi vì chúng ta có cảm giác rằng chúng ta không thể chia sẻ điều gì với ai. Ngay cả khi bạn có nhiều người xung quanh mình, có vợ chồng, có gia đình và rất nhiều đồng nghiệp, nhưng bạn không chia sẻ được vấn đề của bạn cho ai, thì bạn vẫn cô đơn. Và để kết thúc cô đơn thì chúng ta cần có cảm giác được hỗ trợ và bảo vệ, ít nhất từ 1 ai đó. Nhưng làm điều đó như thế nào khi mà mọi người đều truyền cho nhau những câu nói như ” không ai có thể giúp bạn trừ bạn”. Và mạng xã hội dù mang đến kết nối cho mọi người, nhưng không thể bù đắp về mặt tâm lý cho những gì mà chúng ta đã mất, đó là “đời sống xã hội” của chúng ta. Để lấy lại sự kết nối với môi trường bên ngoài, chúng ta nên tôn vinh giá trị của cộng đồng . Trong đó, mọi người hợp tác, chia sẻ lẫn nhau, giúp đỡ và bảo vệ nhau. Và bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này đáng sống hơn khi có nhiều người bên cạnh. Tác giả lấy ví dụ về phong trào Kotti &Khu phố Kotti từng là một bán đảo Tây Berlin có 3 mặt giáp Bức tường Berlin. Gần như bị bao vây bởi Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát khiến cư dân địa phương khiếp sợ và dẫn đến một cuộc di cư ồ ạt khỏi khu vực. Đến năm 2011, Kotti hầu như chỉ có những người đối mặt với sự tẩy chay ở các khu vực khác của Berlin , họ bao gồm những người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà hoạt động cánh tả và những người đồng tính. Những nhóm hoàn toàn khác biệt này khiến những người hàng xóm khó chịu và vô cùng mất lòng tin vào nhau. Hari gọi đùa Kotti là “Berlin’s Bronx” vì sự gia tăng của các dự án nhà ở. Nhưng sau khi Bức tường Berlin sụp đổ và mối đe dọa xâm lược của Liên Xô qua đi, giá trị bất động sản dưới đáy đá ở Kotti bắt đầu tăng vọt khi các nhà phát triển giành lấy bất động sản hiện đã an toàn. Chi phí thuê nhà đã tăng đáng kể cho đến khi hầu hết cư dân chỉ chi tiêu hơn một nửa thu nhập hàng tháng của họ cho tiền thuê nhà. Trong bối cảnh hỗn loạn này, một phụ nữ lớn tuổi người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ (Nuriye Cengiz) sống ở Kotti đang phải đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi nhà vì không đủ khả năng chi trả đợt tăng tiền thuê nhà gần đây nhất. Là một người nhập cư cao tuổi, tàn tật không có gia đình thân thiết bên cạnh, Nuriye không còn nơi nào khác để đi và cảm thấy rằng tự tử là lựa chọn duy nhất của mình. Cô treo một mảnh giấy trên cửa sổ giải thích với những người hàng xóm rằng cô định tự sát trước khi cảnh sát đến để cưỡng bức cô. Lần đầu tiên, những người hàng xóm của cô bắt đầu tiếp cận. Họ đồng cảm với sự tuyệt vọng của Nuriye – việc tăng tiền thuê nhà liên tục đang dần đẩy họ đến giới hạn của mình. Không ai khuyên Nuriye nên gặp bác sĩ tâm lý vì họ hiểu rằng tuyệt vọng là phản ứng hợp lý đối với hoàn cảnh mà họ đang phải đối mặt. Đó là một phần rất quan trọng: cư dân Kotti nhận ra rằng chứng trầm cảm chung của họ là vấn đề của tập thể, không phải của cá nhân. Để đáp lại thông báo của Nuriye, những người hàng xóm của cô đã vượt qua sự chia rẽ về tư tưởng giữa họ và quyết định chống lại việc tăng giá thuê và trục xuất. Họ thành lập một trại biểu tình tạm thời và phong tỏa một con phố lớn. Các cư dân đều thay phiên nhau canh gác trại để ngăn cảnh sát phá trại qua đêm, làm việc theo cặp được phân công ngẫu nhiên. Những người Hồi giáo cao tuổi kết hợp với những bà mẹ đơn thân mặc váy ngắn trong khi những cô gái tuổi teen canh gác với những người Cộng sản đã nghỉ hưu… tất cả đều dưới một chiếc ô do một quán bar dành cho người đồng tính nam ở địa phương tặng. Nuriye trở thành trung tâm của một cộng đồng mạnh mẽ gồm những người thực sự quan tâm đến nhau. Cô không còn cảm thấy mình phải đối mặt với vấn đề một mình nữa, chứng trầm cảm và chứng tự tử của cô bắt đầu lành lại. Sau nhiều thập kỷ sống chỉ cách nhau vài bước chân nhưng không bao giờ tương tác, các cư dân của Kotti đã kết nối lại với nhau dưới một mục đích chung. Khi họ chào đón một người biểu tình vô gia cư tên là Tuncai vào cộng đồng, các cư dân đã mang cho anh ta thức ăn và quần áo. Đổi lại, Tuncai giữ cho khu trại không bị biến mất và dành những cái ôm khích lệ cho mọi người. Cuối cùng, chủ quán bar đồng tính đã thuê Tungai vào vị trí được trả công. Thật không may, sự ổn định này không kéo dài. Giải pháp tối ưu của Tuncai cho bất kỳ ai có vẻ không vui là ôm họ – vì vậy khi các sĩ quan cảnh sát đến trại và tỏ ra tức giận, Tuncai đã cố gắng ôm một sĩ quan và bị bắt ngay lập tức. Những người biểu tình Kotti ngay lập tức tập hợp để tìm Tuncai và đưa anh ta trở lại. Khi cảnh sát từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào cho họ, người dân đã tự mình theo dõi Tuncai. Họ phát hiện ra
rằng anh ta đã bị nhốt trong một viện tâm thần và anh ta đã dành phần lớn cuộc đời của mình trong những cơ sở tương tự trước khi trốn thoát và trở thành một phần của cộng đồng Kotti.
Trong 8 tuần liền, các nhóm cư dân khổng lồ đã liên tục xông vào các văn phòng của cơ sở giam giữ Tuncai để yêu cầu trả tự do cho anh ta trong khi những người khác đưa ra các kiến nghị chính thức và thu thập chữ ký. Chính quyền Berlin chưa bao giờ thấy sự đoàn kết mạnh mẽ như vậy – hầu hết mọi người trong cơ sở không có mạng xã hội mạnh để đấu tranh cho họ.. Cuối cùng, các nhà chức trách đồng ý trả tự do cho Tuncai với điều kiện anh ta phải có một công việc và một nơi ở. Cộng đồng đã dễ dàng chấp nhận những yêu cầu này, nhưng họ coi đó chỉ là bước đầu tiên và rất nhỏ. Điều mà Tuncai cần nhất là kiểu cộng đồng mà cư dân Kotti đã tìm thấy thông qua các cư dân Kotti đã tìm thấy thông qua các cuộc biểu tình của họ. Anh ta cần một nhóm người thực sự quan tâm đến anh ta để hoạt động như một mạng lưới an toàn. Những nỗ lực của những người biểu tình Kotti nhằm giải phóng Tuncai là một hình mẫu cho kiểu kết nối xã hội mà tất cả chúng ta cần để phát triển. Trước khi xảy ra các cuộc biểu tình, Tuncai là người vô gia cư cả về thể chất lẫn tình cảm: Anh ta không có nơi ở an toàn, và không có ai để kết nối có ý nghĩa. Giống như Nuriye, hoàn cảnh của anh ấy là một nồi áp suất cho chứng trầm cảm, nhưng thứ anh ấy cần không phải là đơn thuốc: Thay vào đó, anh ấy cần một nơi trú ẩn cơ bản, một nguồn thực phẩm an toàn và một nơi để thuộc về. Nếu mọi người trầm cảm đều có những nhu cầu cơ bản đó, thì cách tiếp cận văn hóa của chúng ta đối với thuốc chống trầm cảm bằng hóa chất sẽ thay đổi đáng kể.
5/12. Nguyên nhân 3: sự mất kết nối với các giá trị có ý nghĩa
Khi tác giả gần ba mươi tuổi, anh rất mập. Đó có thể một phần là tác dụng phụ của huốc chống trầm cảm, 1 phần là bởi vì món gà rán ưa thích của anh. Vào 1 đêm giáng sinh, khi anh tới 1 cửa hàng gà rán KFC ở gần nhà, nhân viên của quầy hàng đưa cho anh 1 tấm thiệp với dòng chữ “Gửi khách hàng tốt nhất của chúng tôi”, đi kèm với những lời nhắn gửi của tất cả nhân viên tại đây. Tác giả nói rằng, kể từ đó, anh không bao giờ ăn tại KFC lần nào nữa. Không riêng gì tác giả, mà rất nhiều người trong chúng ta đang ăn những thứ không tốt cho sức khỏe và khi đó cơ thể chúng ta bị ốm yếu. Đối với tâm lý cũng vậy, chúng ta đang mất kết nối với những giá trị có ý nghĩa, vì thế chúng ta bị ốm yếu về mặt cảm xúc.
Trung tâm của sự ngắt kết nối này là hai loại giá trị: nội tại và ngoại tại.Nếu bạn chơi piano vì niềm vui mà nó mang lại, bạn đang được thúc đẩy bởi giá trị nội tại. Tuy nhiên, nếu bạn chơi piano chỉ vì tiền, thì bạn sẽ bị thúc đẩy bởi giá trị bên ngoài.
Tương tự, mục tiêu chính trong cuộc sống của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cả hai loại giá trị. Thế nhưng các quảng cáo thường chỉ hướng chúng ta đến các giá trị bên ngoài.
Tim Kasser, một nhà tâm lý học đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy những người càng tập trung vào giá trị bên ngoài thì họ càng chán nản hơn. Trong khi đó, những người tập trung vào các mục tiêu nội tại, như hỗ trợ người khác hoặc trở thành nhạc sĩ giỏi hơn để có được niềm vui trọn vẹn từ nó, đã chứng kiến sự cải thiện quan trọng trong tâm trạng của họ.
Bây giờ bạn có thể tự hỏi: “Tạm dừng một chút, mua một chiếc iPhone mới sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi!” Tuy nhiên, hãy tự hỏi bản thân: Tại sao điều đó lại khiến bạn vui mừng?
Khi chúng ta bị ám ảnh về việc mua thiết bị mới hoặc hàng tiêu dùng khác, thường là vì chúng ta muốn trông thật bắt mắt hoặc ấn tượng với người khác. Điều này cho thấy rằng hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào những tác động và ý kiến bên ngoài, đó không phải là sống hạnh phúc.
Ngoài ra, khi chúng ta theo đuổi các chương trình khuyến mãi và tập trung kiếm tiền, chúng ta không tập trung được vào các mối quan hệ và dành thời gian cho những người thân yêu. Giải pháp để kết nối lại với các giá trị quan trọng là ý thức về động lực của bạn và liên tục hỏi xem bạn đang sử dụng thời gian và tiền bạc ở đâu. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào những gì thực sự quan trọng đối với bạn.
Tim Kasser đã tập trung nghiên cứu của mình bằng cách tìm kiếm một mảnh đất rộng 10 mẫu yên bình ở Western Illinois, nơi gia đình anh có thể tập trung vào việc làm vườn, hoạt động tích cực, công việc tình nguyện và những thứ cải thiện cuộc sống. Anh nói rằng đó không phải là nơi thú vị nhất trên thế giới, nhưng gia đình anh tìm được sự kết nối với giá trị nội tại của họ. Anh kể lại giây phút tự hào nhất của mình đó là khi con trai anh đi học về và kể lại rằng, vài đứa trẻ cùng trường đã trêu đùa đôi giày của cậu bé. Đó không phải là 1 đôi giày có thương hiệu, cũng không mới cứng bóng bẩy. Điều tuyệt vời là cậu bé phản ứng với những lời trêu trọc đó là ” Tại sao các cậu cần phải quan tâm”. Cậu bé đã sống mà không cần phải bận tâm những giá trị vật chất tầm thường. Và đối với gia đình Tim, thì cuộc sống như vậy dễ chịu hơn nhiều so với cuộc sống vật chất. Tác giả nhớ lại câu chuyện của Joe, anh chàng làm trong cửa hàng sơn. Và anh hiểu tại sao Joe lại không trở về Florida làm công việc đánh cá yêu thích của mình tại vùng đất ngập tràn ánh nắng. Đó là bởi vì văn hóa tiêu dùng thúc giục anh ấy mua sắm khi anh ấy cảm thấy buồn bã, và theo đuổi những giá trị tạp nham. Anh ấy không được huấn luyện để tin tưởng vào những bản năng khôn ngoan nhất của mình.
6/12. Nguyên nhân 4: Những tổn thương tinh thần thời thơ ấu
Nếu bạn không nghĩ về những điều khủng khiếp đã xảy ra với mình, liệu có phải bạn đang hạnh phúc không? Chưa chắc, bởi vì những tổn thương ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách khác nhau, trong số đó có ảnh hưởng đến tiềm thức. Hay có nghĩa là chỉ vì bạn không nghĩ hoặc không nói về những tổn thương đó, không có nghĩa là nó sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Tổn thương thời thơ ấu là một trong những yếu tố dự báo đáng tin cậy nhất của bệnh trầm cảm ở tuổi trưởng thành. Bằng cách đối diện với nó, bạn sẽ vượt qua căn bệnh trầm cảm một cách hiệu quả. Theo tác giả, những người từng trải qua chấn thương khi còn nhỏ thường tự trách bản thân một cách vô lý về những gì đã xảy ra. Anh lập luận rằng sự thôi thúc này bắt đầu như một cơ chế đối phó – khi trẻ em gặp tổn thương, thì đổ lỗi cho bản thân là một cách để lấy lại quyền kiểm soát. Trong ngắn hạn, cảm giác kiểm soát đó là một sự nhẹ nhõm – đặc biệt là khi nó mang lại cảm giác hoàn toàn bất lực trong một thế giới rộng lớn, đáng sợ – nhưng về lâu dài, họ sẽ có suy nghĩ rằng họ xứng đáng chịu đựng những tổn thương đã đến với họ. Và đó là một vết thương sâu sắc.
Mối liên hệ giữa chấn thương và béo phì .Tiến sĩ Vincent Felitti đã đưa những người béo phì vào một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt được giám sát về mặt y tế. Hầu hết mọi người đều giảm cân, nhưng có một kết quả khá bất ngờ, đó là những người giảm cân nhiều nhất đã bắt đầu lo lắng và trở nên trầm cảm. Nhiều người trong số họ đã bỏ chương trình và nhanh chóng tăng cân như trước. Feliti đã liên hệ với họ để hỏi điều gì đã xảy ra – tại sao họ lại đột ngột bỏ chạy khi họ đã đạt kết quả tốt? Trong một loạt các cuộc phỏng vấn, ông phát hiện ra rằng hầu hết tất cả những người tham gia này đều bắt đầu lên cân sau khi bị lạm dụng khi còn nhỏ. Họ đã tăng cân như một nỗ lực trong tiềm thức để bảo vệ bản thân khỏi cảm giác dễ bị tổn thương một lần nữa. Béo phì mang lại cảm giác an toàn theo ba cách: Thứ nhất, đối với phụ nữ, tăng cân làm giảm nguy cơ bị tấn công tình dục. Tiêu chuẩn vẻ đẹp truyền thống của phương Tây coi trọng thân hình mảnh dẻ, vì vậy những phụ nữ từng bị hành hung trước đây cảm thấy rằng nặng hơn sẽ khiến họ kém hấp dẫn hơn đối với đàn ông và do đó an toàn trước bạo lực tình dục. Thứ hai, đối với hầu hết nam, thì cân nặng hơn mang lại cho họ cảm giác được bảo vệ thể chất. Ví dụ, hai cai ngục nam trong chương trình cảm thấy rằng trọng lượng tăng thêm khiến họ trông đáng sợ hơn đối với những tù nhân hung dữ. Giảm cân khiến họ cảm thấy dễ bị hành hung hơn rất nhiều và thiếu tự tin rằng họ có thể tự vệ. Cuối cùng, thừa cân làm giảm kỳ vọng của người khác. Sau khi trải qua sự lạm dụng, nhiều người trong chương trình muốn thu hút càng ít sự chú ý càng tốt – càng ít người chú ý đến họ, họ càng ít phải lo lắng về các mối đe dọa tiềm ẩn. Nền văn hóa hiện đại gắn những thân hình to lớn với sự lười biếng và thiếu hiểu biết, vì vậy việc thừa cân đảm bảo không ai yêu cầu họ làm điều gì đó có thể thu hút sự chú ý. Hầu như tất cả những người đã từ bỏ chương trình và lấy lại cân nặng đều rơi vào một trong những loại này. Họ đã giảm cân thành công – nhưng khi số cân đột ngột biến mất, cảm giác an toàn đi kèm cũng vậy. Cuối cùng, Felitti nhận ra rằng béo phì – giống như trầm cảm – không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, đó là dấu hiệu của một vấn đề ẩn sâu hơn nhiều. Nói cách khác, điều trị bệnh béo phì bằng cách tập trung vào việc giảm cân – hoặc điều trị chứng trầm cảm mà không giải quyết những chấn thương thời thơ ấu – cũng giống như chỉ cố gắng dập lửa bằng cách tập trung vào việc thổi bay khói. Một nghiên cứu khác chứng minh mối liên hệ giữa chấn thương và trầm cảm là Nghiên cứu về trải nghiệm nghiệt ngã của thời thơ ấu(ACE- Adverse Childhood Experiences), một nghiên cứu mang tính bước ngoặt về mối liên hệ giữa chấn thương thời thơ ấu với hậu quả khi trưởng thành (như trầm cảm, béo phì, ung thư và nghỉ việc). Nghiên cứu ban đầu đã khảo sát 17 nghìn người về trải nghiệm của họ với 10 loại chấn thương thời thơ ấu, bao gồm:
Lạm dụng tình cảm
Lạm dụng tình dục
Lạm dụng thể chất
Bỏ bê tình cảm
Bỏ bê thể chất
Bệnh tâm thần
Ly hôn
Bạo lực gia đình
Có một thành viên trong gia đình bị giam giữ
Nghiên cứu ACE đã được nhân rộng trên toàn thế giới, và kết quả luôn giống nhau: Có mối tương quan giữa trải nghiệm nghiệt ngã thời thơ ấu và các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành. Nói cách khác, những người đã từng trải qua ACEs có nhiều khả năng bị tất cả các loại vấn đề về thể chất, tinh thần và hành vi hơn những người không có ACEs. Đặc biệt, đối với các kết quả trầm cảm và tự tử, dữ liệu từ nghiên cứu ACE gây sốc: những người có 7 loại trấn thương ACE có nguy cơ tìm cách tự tử cao hơn 3,100% so với những người không có ACEs. Tác giả đồng thời cũng đưa ra các giải pháp cho vấn đề này. Đó là viết lại những câu truyện tổn thương trong tâm trí của người bệnh. Đối với một người bệnh, nếu tin rằng “Tôi bị mất cân bằng hóa học trong não mà tôi phải điều trị bằng thuốc” thì dễ hơn nhiều so với việc nói, “Những điều khủng khiếp đã xảy ra với tôi khi còn nhỏ đã gây ra bệnh trầm cảm bây giờ”. Hơn nữa, trong câu chuyện về serotonin, luôn có hy vọng lấp lánh rằng sự kết hợp thuốc phù hợp sẽ giúp loại bỏ cơn đau hoàn toàn – và từ bỏ câu chuyện đó có nghĩa là từ bỏ hy vọng rằng có một giải pháp đơn giản, không gây đau đớn. Đối mặt với tổn thương thời thơ ấu cần có sự can đảm vô cùng. Nó không chỉ đòi hỏi bạn phải thừa nhận những gì đã xảy ra mà còn phải viết lại câu chuyện để phản ánh sự thật: Nếu những người lớn trong cuộc sống của bạn không giữ được an toàn cho bạn, đó không phải là lỗi của bạn và bạn không xứng đáng với những gì đã xảy ra. Tổn thương thời thơ ấu để lại những vết thương mạnh mẽ mà bạn có thể phải dành cả đời để che đậy. Can đảm để đối diện với những vết. thương cũ đó là cách duy nhất để thực sự chữa lành sự mất kết nối này và sự trầm cảm mà nó gây ra. Nói một cách cởi mở về chấn thương thời thơ ấu là điều gây đau đớn và bạn muốn tránh nỗi đau đó là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng không chỉ bản thân các tổn thương mà còn là kinh nghiệm chôn giấu tổn thương đó trong nhiều năm cũng đã gây ra trầm cảm. Theo một cách nào đó, việc mở lòng về những tổn thương trong quá khứ cũng giống như việc sát trùng vết thương: Điều đó gây đau đớn trong thời gian ngắn nhưng sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng có thể tiếp tục gây ra các vấn đề về sau. Thừa nhận và nỗ lực vượt qua chấn thương thời thơ ấu cũng có thể có lợi cho sức khỏe thể chất của bạn. Trong một nghiên cứu, các bác sĩ bày tỏ sự đồng cảm với tổn thương thời thơ ấu của bệnh nhân và hỏi họ có muốn nói về nó không. Kết quả là bệnh nhân giảm 35% khả năng cần chăm sóc theo dõi đối với bất kỳ tình trạng nào. Một nghiên cứu khác cung cấp cho bệnh nhân cơ hội nói về tổn thương của họ với bác sĩ trị liệu – những bệnh nhân này ít có khả năng cần bác sĩ chăm sóc theo dõi hơn 50%. Nghiên cứu này chỉ là bước đầu tiên, nhưng nó được xây dựng dựa trên lịch sử nghiên cứu y học cho thấy rằng việc che dấu đồ đạc vì sự xấu hổ bên trong có thể khiến con người trở nên mệt mỏi. Ví dụ, vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng AIDS, những người đồng tính nam công khai sống lâu hơn những người đồng tính nam sống khép kín trung bình từ 2 đến 3 năm, ngay cả khi họ được chăm sóc y tế cùng chất lượng. Một điều quan trọng khác rút ra từ nghiên cứu này là có nhiều cách để thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe để giúp mọi người vượt qua tổn thương tâm lý.
Nghiên cứu này chỉ là bước đầu tiên, nhưng nó được xây dựng dựa trên lịch sử nghiên cứu y học cho thấy rằng việc che dấu đồ đạc vì sự xấu hổ bên trong có thể khiến con người trở nên mệt mỏi. Ví dụ, vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng AIDS, những người đồng tính nam công khai sống lâu hơn những người đồng tính nam sống khép kín trung bình từ 2 đến 3 năm, ngay cả khi họ được chăm sóc y tế cùng chất lượng. Một điều quan trọng khác rút ra từ nghiên cứu này là có nhiều cách để thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe để giúp mọi người vượt qua tổn thương tâm lý. Nếu tất cả các bác sĩ hỏi bệnh nhân về tiền sử tổn thương của họ và cho họ cơ hội để nói về nó (như họ đã làm trong nghiên cứu ở trên), nó có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần và thể chất của toàn bộ bệnh nhân.
Nghiên cứu này chỉ là bước đầu tiên, nhưng nó được xây dựng dựa trên lịch sử nghiên cứu y học cho thấy rằng việc che dấu đồ đạc vì sự xấu hổ bên trong có thể khiến con người trở nên mệt mỏi. Ví dụ, vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng AIDS, những người đồng tính nam công khai sống lâu hơn những người đồng tính nam sống khép kín trung bình từ 2 đến 3 năm, ngay cả khi họ được chăm sóc y tế cùng chất lượng. Một điều quan trọng khác rút ra từ nghiên cứu này là có nhiều cách để thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe để giúp mọi người vượt qua tổn thương tâm lý. Nếu tất cả các bác sĩ hỏi bệnh nhân về tiền sử tổn thương của họ và cho họ cơ hội để nói về nó (như họ đã làm trong nghiên cứu ở trên), nó có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần và thể chất của toàn bộ bệnh nhân.
Nghiên cứu này chỉ là bước đầu tiên, nhưng nó được xây dựng dựa trên lịch sử nghiên cứu y học cho thấy rằng việc che dấu đồ đạc vì sự xấu hổ bên trong có thể khiến con người trở nên mệt mỏi. Ví dụ, vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng AIDS, những người đồng tính nam công khai sống lâu hơn những người đồng tính nam sống khép kín trung bình từ 2 đến 3 năm, ngay cả khi họ được chăm sóc y tế cùng chất lượng. Một điều quan trọng khác rút ra từ nghiên cứu này là có nhiều cách để thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe để giúp mọi người vượt qua tổn thương tâm lý. Nếu tất cả các bác sĩ hỏi bệnh nhân về tiền sử tổn thương của họ và cho họ cơ hội để nói về nó (như họ đã làm trong nghiên cứu ở trên), nó có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần và thể chất của toàn bộ bệnh nhân.
7/12. Nguyên nhân 5: sự mất kết nối với địa vị và sự tôn trọng
Không phải tất cả các hình thức kết nối trực tiếp đều hữu ích – nếu địa vị xã hội của bạn thấp hoặc bị đe dọa, tương tác với người khác thực sự có thể khiến trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Đáng ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu hiệu ứng này không phải là nhà tâm lý học hay nhà xã hội học – họ là các nhà nguyên sinh học nghiên cứu hệ thống phân cấp xã hội của khỉ đầu chó ở Kenya. Khỉ và vượn là những người anh em họ tiến hóa gần nhất của loài người và giống như chúng ta, chúng sống trong các cộng đồng xã hội. Việc nghiên cứu các nhóm đó cho phép các nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát các mối quan hệ xã hội diễn ra theo cách tập trung hơn nhiều so với khi nghiên cứu các cộng đồng người.
Đối với khỉ đầu chó nói riêng, có một hệ thống phân cấp nghiêm ngặt trong nhóm. Khỉ đầu chó cái kế thừa vị trí của chúng trong hệ thống phân cấp từ mẹ của chúng, nhưng khỉ đầu chó đực liên tục cạnh tranh với nhau để giành vị trí đầu bảng. Ngay cả vị trí của khỉ đầu chó đực alpha cũng có thể bị thách thức bởi những con đực trẻ hơn, khỏe hơn. Sự cạnh tranh rất khốc liệt khiến các nhà nghiên cứu có thể xác định ngay những con đực có địa vị thấp vì chúng bị bao phủ bởi rất nhiều vết cắn từ những con đực có địa vị cao hơn.
Điều này có liên quan gì đến chứng trầm cảm của con người? Mấu chốt là cách những con đực có địa vị thấp đó đối phó với sự lạm dụng liên tục từ những con khỉ đầu chó có địa vị cao. Để tránh bị xé xác, những con khỉ đầu chó có địa vị thấp tự làm cho mình không bị đe dọa nhiều nhất có thể bằng cách hạ thấp bản thân. Chúng cúi đầu và giữ cơ thể thấp xuống đất bất cứ khi nào có những con vượn khác ở xung quanh như một
cách để truyền đạt rằng “Anh chiến thắng. Xin đừng làm tôi đau. Tôi không phải là một mối đe dọa. “Tư thế, hành vi và mức năng lượng của họ giống với tư thế của một người bị trầm cảm nặng. Sự giống nhau giữa khỉ đầu chó bị căng thẳng và người trầm cảm t. hậm chí còn đi xa hơn – cả hai đều có nồng độ hormone căng thẳng cortisol trong máu cao hơn và cả hai đều cho thấy những thay đổi giống nhau trong não, tuyến yên và tuyến thượng thận so với những con không bị căng thẳng.
Vì những điểm tương đồng này, một số nhà khoa học cho rằng chứng trầm cảm của con người là một phản ứng phục tùng từ sâu trong lịch sử tiến hóa của chúng ta.
Khỉ đầu chó có địa vị thấp bị căng thẳng gần như liên tục và khỉ đầu chó có địa vị cao bị căng thẳng khi địa vị của chúng bị đe dọa.
Còn với con người, trầm cảm của con người hoạt động theo cùng một cách:
Khi mọi người ở cuối thứ bậc xã hội của họ, họ có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Điều đó có ý nghĩa trực quan… khi cuộc sống khó khăn hơn, càng có nhiều thứ để chán nản – nhưng việc đứng đầu hệ thống phân cấp cũng có thể gây ra trầm cảm cho con người nếu địa vị của họ bị đe dọa.
Đôi khi, ngay cả việc có một thứ bậc xã hội nào đó cũng có thể tạo thành một mối đe dọa về địa vị bởi vì mọi người đều cảm thấy căng thẳng khi cần phải tránh rơi xuống một nấc thang thấp hơn của thang xã hội.
Nghiên cứu cho thấy rằng các xã hội bất bình đẳng cao gây ra tỷ lệ trầm cảm cao bất kể họ ở vị trí nào trong hệ thống cấp bậc. Đây là một phần lý do tại sao các quốc gia như Hoa Kỳ (với sự phân bổ của cải không đồng đều nhất so với bất kỳ nền kinh tế tiên tiến nào) có tỷ lệ tất cả các bệnh tâm thần, bao gồm cả trầm cảm, cao hơn so với các quốc gia có bình đẳng xã hội hơn (như Na Uy chẳng hạn). Nếu bạn hình dung thứ bậc xã hội như một bậc thang vật chất, bậc thang của Na Uy sẽ cao một hoặc hai tầng, trong khi bậc thang của Hoa Kỳ sẽ cao hơn năm hoặc sáu tầng. Một cú ngã từ một trong hai sẽ không dễ chịu, nhưng việc rơi từ bậc thang của Hoa Kỳ sẽ gây tổn hại nhiều hơn – vì vậy, những người có địa vị cao sẽ có nhiều áp lực hơn để bảo vệ vị trí của họ ở trên cùng và áp lực đó có thể gây ra phản ứng phục tùng như trầm cảm.
8/12. Nguyên nhân 6: sự mất kết nối với thiên nhiên
Con người tiến hóa để sống trong môi trường hoang dã. Về mặt tiến hóa, sống bên trong các tòa nhà là một bước phát triển rất mới. Khi chúng ta mất liên lạc với thế giới tự nhiên, chúng ta thường bị cuốn vào các vấn đề của riêng mình và đánh mất ý nghĩa lớn hơn trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn: Tỷ lệ mắc tất cả các dạng bệnh tâm thần ở thành phố thường cao hơn ở nông thôn và những người ở thành thị có nhiều không gian xanh hơn (như công viên) có sức khỏe tâm thần tốt hơn những người thành thị không có điều kiện tiếp cận đến không gian xanh. Con người sống trong thành phố giống như động vật bị giam cầm .Một số nghiên cứu khoa học đầu tiên về cách tách rời khỏi thiên nhiên có thể khiến con người bị bệnh hoàn toàn
không liên quan đến con người. Các nhà nghiên cứu so sánh vượn bonobos trong điều kiện nuôi nhốt và vượn. bonobos trong tự nhiên đã phát hiện ra rằng cả hai nhóm đều thể hiện cùng một kiểu cạnh tranh xã hội khốc liệt như khỉ đầu chó, với cùng một căng thẳng thường xuyên khi có địa vị thấp. Tuy nhiên, tác động của sự căng thẳng này khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Trong môi trường hoang dã, những con bonobo có địa vị thấp có dấu hiệu của sự đau khổ đó bằng cách bắt buộc gãi, không chịu chải chuốt và cô lập bản thân – nhưng chỉ ở một số điểm nhất định. Trong điều kiện nuôi nhốt, những con bonobo có địa vị thấp chìm xuống thấp hơn so với đồng loại hoang dã của chúng, thường kêu hú hoặc cào cho đến khi chúng chảy máu. Các loài động vật khác cũng cho thấy sự đau khổ tột cùng trong điều kiện nuôi nhốt bằng cách tự làm bị thương và từ chối giao phối -những hành vi mà các nhà nghiên cứu chưa từng thấy trong tự nhiên. Theo một nghĩa nào đó, con người sống trong các thành phố đông đúc cũng tương tự như động vật bị nuôi nhốt, sống trong các hộp bê tông khác xa môi trường sống tự nhiên mà quá trình tiến hóa đã chuẩn bị cho họ. Và giống như tất cả các loài động vật, sống trong điều kiện nuôi nhốt có thể khiến chúng ta bị trầm cảm sâu sắc. Ba lý thuyết về ngắt kết nối tự nhiên Nhìn chung, tất cả con người đều cảm thấy tốt hơn khi tiếp xúc thường xuyên với môi trường tự nhiên. Nhưng đối với những người bị trầm cảm, tác động đó còn lớn hơn gấp 5 lần – thậm chí chỉ sau một chuyến đi bộ ngắn trong thiên nhiên. Vậy tại sao thiên nhiên lại có tác dụng thúc đẩy tâm trạng mạnh mẽ như vậy, và tại sao chúng ta lại khổ sở như vậy nếu không có nó? Các nhà khoa học có ba giả thuyết:
1) Lối sống hiện đại, ít vận động không đáp ứng được nhu cầu tiến hóa của chúng ta. Con người là động vật và giống như tất cả các loài động vật khác, chúng ta đã dành phần lớn lịch sử tiến hóa của mình bên ngoài, thực hiện những công việc thể chất là săn bắn, xây dựng nơi trú ẩn và chống lại các mối đe dọa để tồn tại. Ngày nay, chúng ta coi trọng các kỹ năng trí tuệ và kỹ thuật hơn những kỹ năng thể chất, vì vậy chúng ta dành thời gian ít vận động trong nhà, bỏ qua mục đích mà cơ thể chúng ta phát triển – và điều đó đang khiến chúng ta khốn khổ.
2) Chúng ta có một sở thích bẩm sinh đối với cảnh quan thiên nhiên. Giống như nhu cầu vận động, nhu cầu tồn tại trong tự nhiên có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử tiến hóa của loài người. Các nhà khoa học gọi đây là biophilia (bệnh ưa thích sinh học) và nó giải thích tại sao ngay cả việc tiếp xúc với thiên nhiên dù là nhỏ nhất cũng có thể có tác
Động sâu sắc như vậy v.v (ví dụ, một thí nghiệm trong nhà tù cho thấy rằng các tù nhân trong các phòng giam có thể nhìn ra thiên nhiên bên ngoài sẽ ít cần đến y tế hơn 24% so với tù nhân bị giam trong phòng kín). 3) Kết nối với thiên nhiên phá vỡ sự kìm kẹp của bản ngã. Trầm cảm có thể gây đau đớn và tiêu cực đến nỗi mọi người vô tình chìm sâu vào bản thân và mất đi cảm giác kết nối với kế hoạch lớn hơn . Thế giới của họ thu nhỏ lại theo trải nghiệm của chính họ. Nhưng ngoài tự nhiên, nỗi đau đó dường như không còn là điều lớn nhất hoặc quan trọng nhất trên thế giới nữa vì nó quá nhỏ so với cảnh quan rộng lớn. Bản chất tự nhiên mang đến cho bạn một góc nhìn mới – nỗi đau vẫn còn đó, nhưng nó khác xa với toàn bộ câu chuyện của cuộc đời bạn, bởi vì bạn là một phần của điều gì đó lớn hơn nhiều so với chính bạn.
9/12. Nguyên nhân : sự mất kết nối với một tương lai đầy hy vọng và an toàn
Một nhân viên vừa bị sa thải rất dễ bị rơi vào trạng thái căng thẳng và lo lắng. Tương tự, những binh sĩ trở về từ chiến trường khốc liệt luôn phải đối mặt với sự mất ngủ và căng thẳng thần kinh kéo dài. Chính những hiện trạng đó khiến các nhà khoa học cho rằng có sự liên hệ chặt chẽ giữa trầm cảm và cảm giác mất hi vọng cũng như thiếu an toàn.
Một trong những lý do chính khiến chúng ta cảm thấy vô vọng về tương lai là sự mất kiểm soát vận mệnh của mình. Ví dụ sau sẽ làm rõ quan điểm đó.
Vào cuối thế kỉ trước, chính phủ Canada ban hành chính sách dồn những người thổ dân bản địa vào một khu vực nhỏ để dễ quản lý. Nhằm giúp cho họ có cuộc sống dễ dàng, chính phủ đã cung cấp cho mỗi người một khoản tiền vừa đủ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên qua vài thế hệ những người thổ dân này dần sống ỷ lại vào trợ cấp mà không chú tâm lao động. Khi kinh tế khó khăn, chính phủ Canada buộc phải cắt giảm đáng kể nguồn trợ cấp đó. Hậu quả là tình trạng tự tử trong cộng đồng thổ dân ngày càng tăng mặc dù họ được cung cấp đầy đủ dụng cụ để trồng trọt và chăn nuôi. Như vậy, việc mất niềm tin vào tương lai và cảm giác thiếu sự an toàn đã khiến con người trở nên trầm cảm, lâu dần dẫn đến việc tự kết liễu cuộc sống của mình.
Để chữa lành bệnh trầm cảm, chúng ta không thể chỉ đối mặt với quá khứ – chúng ta còn phải khôi phục hy vọng về một tương lai có ý nghĩa. Khi tiền sử tổn thương cá nhân khiến bạn trầm cảm, đó là vấn đề cá nhân với một giải pháp chủ yếu là cá nhân. Mặt khác, việc đánh mất một tương lai đầy hy vọng là một vấn đề tập thể gây ra bởi sự bất bình đẳng kinh tế hệ thống, vì vậy việc giải quyết nó đòi hỏi một cuộc đại tu cơ cấu xã hội
Cụ thể, việc khôi phục một tương lai đầy hy vọng cho tất cả mọi người đòi hỏi phải tạo ra một mạng lưới an toàn xã hội và kinh tế. Bằng cách đó, ngay cả khi bạn làm một công việc không ổn định mà không có giờ giấc đảm bảo, bạn vẫn sẽ có ít nhất một số quyền kiểm soát đối với tương lai của mình vì có một mức hỗ trợ cơ bản mà bạn luôn có thể tin tưởng.
10/12 Nguyên nhân 8: sự thay đổi trong não
Mặc dù từ đầu cuốn sách, tác giả phản bác rằng các phản ứng trong não không phải là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm, nhưng ông không hoàn toàn phủ nhận tác động của chúng với căn bệnh này.
Bộ não của bạn được tạo thành từ các bộ phận khác nhau kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn, từ những chức năng cơ bản nhất (như ghi nhớ cách thở) đến những chức năng tiên tiến nhất (như làm phép tính hoặc sáng tạo). Tính dẻo dai thần kinh là khả năng não của bạn thay đổi cấu trúc để phản ứng với môi trường. Nó thực hiện điều này bằng cách thêm và bớt các kết nối giữa các tế bào não. Khi bạn học thông tin mới hoặc thực hành một kỹ năng, các kết nối thần kinh mới hình thành; nếu bạn không sử dụng kỹ năng đó trong nhiều thập kỷ sau đó, bộ não sẽ cắt bỏ các kết nối đó đó để tiết kiệm năng lượng cho các kỹ năng bạn sử dụng.
Cách bộ não của bạn thêm và bớt các kết nối thần kinh phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Về cơ bản, mỗi phần của não hoạt động giống như một cơ – bạn càng sử dụng nhiều, nó càng lớn và mạnh hơn. Ví dụ: để vượt qua bài kiểm tra cấp giấy phép để trở thành tài xế taxiLondon, bạn phải điều hướng giữa hai điểm bất kỳ trong thành phố trong bộ nhớ của mình. Những người lái xe tham vọng ghi nhớ toàn bộ bản đồ thành phố để chuẩn bị cho bài kiểm tra và kết quả là phần não của họ xử lý các suy luận về không gian phát triển về kích thước theo đúng nghĩa đen. Nếu bạn chụp ảnh não của họ và so sánh họ với những người khác trong các ngành nghề khác nhau, bạn sẽ có thể thấy sự khác biệt về thể chất.
Sự dẻo dai thần kinh không bao giờ dừng lại– bộ não của bạn liên tục thay đổi trong suốt cuộc đời của bạn. Điều đó có hai ý nghĩa chính đối với cách chúng ta hiểu về bệnh trầm cảm:
1) Đối với hầu hết mọi người, trầm cảm tạo ra những thay đổi trong não, chứ không phải ngược lại. Sự ngắt kết nối xã hội, tâm lý và môi trường làm mất đi các trung tâm cảm xúc của não bộ đối với những trải nghiệm hạnh phúc mà chúng cần để duy trì hoạt động tốt. Nếu những mất kết nối đó kéo dài, cảm giác bất hạnh sẽ phát triển thành trầm cảm, khiến việc thiết lập những kết nối đó càng khó khăn hơn và cuối cùng dẫn đến những thay đổi sâu hơn trong các trung tâm cảm xúc của não.
2) Nhưng đó cũng là một điều tốt, vì tính linh hoạt thần kinh cũng có nghĩa là trầm cảm không phải là một trạng thái tĩnh, vì vậy có thể ngăn bộ não tạo ra các thay đổi từ trầm cảm. Nhưng các phương pháp điều trị và thay đổi môi trường có thể khiến cho bộ não ngừng bị tổn thương từ trầm cảm.
11/12. Nguyên nhân 9: di truyền học
Yếu tố chính khác trong sinh học của bệnh trầm cảm là di truyền. Không có chính xác “gen trầm cảm” , nhưng có một biến thể cụ thể của gen được gọi là 5-HTT làm tăng đáng kể khả năng bị trầm cảm. Tuy nhiên, nếu chỉ có gen đó thôi thì không đủ để khiến bạn trầm cảm – nó phải được kích hoạt bởi môi trường. Một đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong một môi trường hoàn hảo (không có tổn thương và có tất cả các mối liên hệ phù hợp) sẽ không tự phát bị trầm cảm, bất kể cấu tạo gen của chúng là gì. Nhưng nếu một đứa trẻ có biến thể gen 5-HTT và một đứa trẻ không có gen này bị cùng một tổn thương thì hậu quả là đứa trẻ mang biến thể gen 5-HTT có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn so với em bé khong mang biến thể gen này.
Để tìm ra tác động đó lớn đến mức nào, các nhà khoa học đã so sánh tỷ lệ trầm cảm ở các cặp song sinh cùng trứng với tỷ lệ trầm cảm ở các cặp song sinh khác trứng. Sinh đôi khác trứng có chung nhiều gen như bất kỳ anh chị em ruột nào, nhưng các cặp song sinh cùng trứng chia sẻ tất cả các gen của họ.
Điều này có nghĩa là nếu bệnh trầm cảm có tính chất di truyền và đứa trẻ cùng trứng mắc bệnh trầm cảm, thì đứa trẻ còn lại khác cũng có khả năng mắc bệnh trầm cảm, vì họ có những gen giống hệt nhau. Trong khi đó, các cặp song sinh khác trứng có thể ít bị trầm cảm hơn, vì mặc dù họ có chung một số gen, nhưng có khả năng họ không có chung biến thể gen gây ra trầm cảm.
Các nhà khoa học có thể sử dụng bộ dữ liệu lớn về các cặp song sinh cùng trứng và khác trứng và đo lường tần suất cả hai anh em sinh đôi bị trầm cảm. Bằng cách đo lường sự khác biệt giữa tỷ lệ trầm cảm ở cả hai loại sinh đôi, các nhà khoa học có thể tính toán vai trò của di truyền đối với bệnh trầm cảm. Đây không phải là một phương pháp hoàn hảo (vì ngay cả các cặp song sinh cũng có thể có các sự kiện khác nhau trong cuộc sống và có thể gây ra trầm cảm khác nhau ở mỗi người), nhưng nó đưa ra một ước tính tốt nhất đáng tin cậy về ảnh hưởng của gen đối với bệnh trầm cảm.
Kết quả nghiên cứu là trầm cảm di truyền khoảng 37%, trong khi lo âu trầm trọng di tryền khoảng 30 – 40% . Điều đó có nghĩa là khoảng 63% cơ sở cho bệnh trầm cảm đến từ một nơi nào đó bên ngoài sinh học. Vì vậy, gen là một mảnh ghép lớn của câu đố về bệnh tâm thần, nhưng chúng không phải là mảnh ghép lớn nhất.
Vai trò tương đối nhỏ của gen trong bệnh trầm cảm không nhất thiết có nghĩa là không tồn tại chứng trầm cảm “nội sinh” (trầm cảm có nguyên nhân sinh học hoàn toàn). Tuy nhiên, ngay cả các nhà khoa học cho rằng có tồn tại trầm cảm nội sinh cũng nói rằng nó có thể chỉ mô tả một phần rất nhỏ những người bị trầm cảm. Thật khó để trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát bởi vì trầm cảm nội sinh hầu như không thể phân biệt được với trầm cảm “phản ứng” – đặc biệt vì, như chúng ta đã thấy, chính cấu trúc của xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm. Vậy thì tại sao khoa học lại tập trung vào sinh học?
Nếu sinh học chỉ chiếm một phần nhỏ trong các nguyên nhân trầm cảm, tại sao chúng ta lại bám vào mô hình “não bị hỏng về mặt sinh học” của căn bệnh này? Có bốn lý do cho điều này. 1) Đôi khi những người trầm cảm dường như không có bất cứ điều gì để chán nản”. Ví dụ, trầm cảm là một bệnh dịch
các bà nội trợ vào những năm 1950, mặc dù họ “lẽ ra” phải được hạnh phúc theo các tiêu chuẩn của nền văn hóa của họ. Điều này sẽ gợi ý cho những người trong nền văn hóa đó rằng chứng trầm cảm của họ hẳn là do sinh học, vì trầm cảm của họ hẳn là do sinh học, vì nó dường như không có bất kỳ nguyên nhân nào khác. Nhưng bây giờ nhìn lại, có những nguyên nhân xã hội và môi trường gây ra căn bệnh trầm cảm này đã bị bỏ qua: Rõ ràng thật nực cười khi mong đợi phụ nữ hạnh phúc mà không có các lựa chọn để có một sự nghiệp viên mãn, không làm cha mẹ, theo đuổi học vấn cao hơn, hoặc ưu tiên bất cứ điều gì khác ngoài việc có một bữa ăn nóng hổi trên bàn vào lúc chồng họ bước vào cửa.
2) Sự kỳ thị về sức khỏe tâm thần vẫn còn là một vấn đề phổ biến. Những người đối mặt với chứng trầm cảm và lo lắng thường được cho biết rằng bệnh tâm thần không tồn tại và họ chỉ chọn lười biếng hoặc buông thả bản thân. Do đó, nhiều người bám vào mô hình “não bị hỏng” để tự bảo vệ mình trước những chỉ trích đó. Thế nhưng, thực chất sau nhiều nghiên cứu, thì mọi người lại phát hiện ra rằng niềm tin trầm cảm là một “bệnh của não” không thực sự làm giảm sự kỳ thị hoặc thù địch đối với những người bị trầm cảm.
3) Thừa nhận rằng xã hội phân cấp của chúng ta đang làm cho mọi người trở nên ốm yếu là một mối đe dọa đối với những người nắm quyền. Khoảng một trong số năm người trưởng thành ở Hoa Kỳ sử dụng một số loại thuốc tâm thần. Nếu tất cả những người đó nhận ra cấu trúc thể chế đang khiến họ khốn đốn, thì đó sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với những người được hưởng lợi từ những cấu trúc tương tự đó. Vì vậy, giữ sự tập trung vào sinh học đảm bảo chúng ta thấy trầm cảm là một vấn đề cá nhân cần các giải pháp riêng lẻ hơn là tìm kiếm các giải pháp tập thể .
4) Ý tưởng rằng trầm cảm là mất cân bằng hóa học trong não mang lại cả 1 nền công nghiệp dược phẩm cả tỷ tỷ đô. Kết quả là, chúng ta liên tục bị tấn công bởi các quảng cáo cho các loại thuốc chống trầm cảm mới nhất hứa hẹn sẽ tăng mức serotonin, bởi vì ý tưởng “não bị hỏng” khiến mọi người ngày càng tin vào nhiều loại thuốc mới . Các công ty dược phẩm không thể kiếm lợi nhuận từ các phương pháp điều trị như “ dành nhiều thời gian hơn trong tự nhiên”, vì vậy họ có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy ý tưởng về một bộ não mất căn bằng về mặt hoá học để duy trì lợi nhuận của họ.
12/12. Hàn gắn lại những kết nối
Như chúng ta đã thấy, có bằng chứng khoa học mạnh mẽ về các nguyên nhân xã hội và môi trường gây ra trầm cảm, như Sự kiện bất lợi ở thời thơ ấu, tách biệt khỏi thiên nhiên và thiếu kiểm soát cuộc sống làm việc của bạn. Tất cả bằng chứng này chỉ ra một điều: Nếu sinh học không phải là vấn đề duy nhất gây ra trầm cảm, thì thuốc không nên là giải pháp duy nhất cho nó.
Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá các cách để kết nối lại với những người khác, với quá khứ và tương lai của chính bạn cũng như với một cuộc sống ý nghĩa.
Ngoài những giải pháp như xây dựng nơi làm việc dân chủ như cửa hàng xe đạp Baltimore đã làm; kiềm chế chủ nghĩa vật chất để tập trung vào kết nối nội tại như nhà tâm lý học Tim Kasser và gia đình đã làm, thì có một số giải pháp khác mà tác giả đề nghị sau đây.
Thứ nhất: Xây dựng mối quan hệ chân chính
Trong một thế giới kỹ thuật số ngày càng phát triển, nhiều kết nối của chúng ta là hời hợt và không cho phép kết nối có ý nghĩa, dẫn đến sự cô đơn và cuối cùng là trầm cảm. Để chữa lành chứng trầm cảm đó, chúng ta cần xây dựng các mối quan hệ chân chính dựa trên tính dễ bị tổn thương và sự hỗ trợ lẫn nhau giúp chúng ta trở lại trạng thái tự nhiên, khỏe mạnh như những động vật xã hội sống trong các cộng đồng gắn bó.
Một cách để xây dựng những mối quan hệ như vậy và hưởng lợi từ sức mạnh hàn gắn của sự kết nối là tham gia vào sự quan tâm của cộng đồng: giúp đỡ những người xung quanh chúng ta và nhận được sự giúp đỡ từ chính chúng ta. Ngay bây giờ, lỗ hổng chết người trong điều trị trầm cảm là, với tư cách là một xã hội, chúng ta coi đó là nỗ lực của một xã hội, chúng ta coi đó là nỗ lực của mỗi cá nhân. Nếu bạn bị ốm, bạn hãy đến gặp bác sĩ, người cho bạn những viên thuốc giúp bạn tốt hơn – không cần ai khác tham gia. Nhưng như chúng ta đã thấy, trầm cảm không chỉ là một vấn đề cá nhân. Các cấu trúc xã hội đưa chúng ta vào mớ hỗn độn này không phải do một người tạo ra và sẽ cần một nỗ lực chung để định hình lại chúng thành một thứ gì đó mới và xoa dịu sự chán nản tập thể của chúng ta.
Văn hóa phương Tây coi trọng quyền tự do cá nhân hơn sức khỏe tập thể – nếu bạn đang gặp khó khăn, đó là lỗi của chính bạn, nếu bạn muốn trở nên tốt hơn, đó là trách nhiệm của chính bạn. Thế nhưng chủ nghĩa tập thể châu Á lại khác. Chủ nghĩa tập thể châu Á coi trọng phúc lợi của cộng đồng hơn phúc lợi của từng cá nhân cụ thể. Thành công và thất bại đều được chia sẻ với cả nhóm – khi một người gặp khó khăn, mọi người đều gặp khó khăn và khi nhóm thành công, tất cả mọi người đều thành công.
Đó là lý do tại sao, ở các quốc gia Châu Á, nếu bạn đặt mục tiêu làm cho mình hạnh phúc, bạn rất có thể sẽ tham gia vào sự chăm sóc của cộng đồng vì bạn thấy hạnh phúc của mình bản chất gắn liền với hạnh phúc của cộng đồng.
Bạn sẽ tập trung vào việc làm cho cuộc sống của người khác trở nên tốt đẹp hơn, biết rằng việc tăng mức độ hạnh phúc của họ cuối cùng sẽ làm tăng mức độ hạnh phúc của chính bạn.
Các phương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa tập thể đối với bệnh trầm cảm thực sự có hiệu quả. Tập trung vào người khác buộc bạn phải chú ý ra khỏi đầu và tạo ra một không gian thở tinh thần mà bạn cần để kết nối thực sự với một cộng đồng. Trầm cảm tạo ra một thế giới quan lấy cái tôi làm trung tâmbạn không hạnh phúc, bạn cảm thấy không đủ tốt, bạn không đạt được những gì bạn cần. Vì vậy, bằng cách tập trung vào nhóm sẽ có tác dụng hơn là chỉ tập trung vào bản thân mình. Tác giả đưa ra 1 ví dụ điển hình về Cộng đồng người Amish
Trong các cộng đồng Amish, mọi thứ đều được chia sẻ. Những người hàng xóm không liên quan coi nhau là “gia đình” và mọi người lớn đều có trách nhiệm giúp đỡ việc nuôi dạy trẻ em trong cộng đồng. Mọi người không coi ngôi nhà của gia đình họ là “nhà” vì toàn bộ cộng đồng là “nhà”. Đó là lý do chính khiến người Amish tránh xa các phương tiện giao thông hiện đại – không sử dụng ô tô có nghĩa là họ luôn ở “nhà” hoặc gần nó, bởi vì nhà là cả một cộng đồng nằm trong phạm vi bao xa bạn có thể di chuyển bằng ngựa và xe buýt. Điều đặc biệt khiến người Amish trở nên độc đáo là họ đã tự do và có ý thức lựa chọn từ bỏ sự tiện lợi hiện đại để tập trung vào cộng đồng của mình. Những người quyết định duy trì lối sống của người Amish làm như vậy bởi vì đối với
họ, sự mới lạ của thế giới hiện đại là một sự sao lãng khỏi những gì thực sự quan trọng, đó là sao lãng khỏi một cộng đồng được kết nối hoàn chỉnh.
Rõ ràng, cách sống của người Amish là một cách tiếp cận cực đoan, và không phải là cách có thể hoặc nên được sử dụng trên quy mô lớn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chủ nghĩa tập thể của người Amish vẫn mang lại những bài học quý giá – những bài học có thể được áp dụng trong các cộng đồng.
Thứ hai: Buông bỏ bản ngã của bạn bằng thiền định
Chiến lược thứ hai để kết nối lại với người khác là buông bỏ cái tôi của bạn và tập trung vào người khác hơn là đấu tranh của chính bạn. Điều này đặc biệt khó vì văn hóa phương Tây theo chủ nghĩa cá nhân hoạt động dựa trên giả định về sự khan hiếm: Không có đủ để đi khắp nơi, vì vậy cách duy nhất để thành công là tập trung vào nhu cầu của bản thân và cạnh tranh với những người khác – ngay cả đối với những nguồn lực rõ ràng là vô hạn như trí thông minh.
Sự cạnh tranh vị kỷ thường xuyên và tư lợi là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm, nhưng có một liều thuốc giải độc cho nó: một kỹ thuật gọi là “niềm vui đồng cảm”
Niềm vui đồng cảm
Như tên của nó, niềm vui đồng cảm là việc thực hành cảm giác hạnh phúc chân thật. Bạn sẽ không thành thạo kỹ năng trong một sớm một chiều, nhưng nếu bạn sẵn sàng thực hành nó, nó có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của bạn. Để tự mình thử, hãy làm theo các bước dưới đây, dành ít nhất 15 phút làm theo chúng mỗi ngày:
Đầu tiên, hãy tưởng tượng điều gì đó tuyệt vời đang xảy ra với bạn, chẳng hạn như yêu hoặc giành được giải thưởng. Trong tâm trí của bạn, hãy hình dung tất cả các chi tiết của khoảnh khắc đó. . Hãy để bản thân cảm nhận được niềm vui mà bạn có thể cảm nhận được trong khoảnh khắc đó cho đến khi bạn có cảm giác như bức tranh đó đang thực sự diễn ra ngay bây giờ.
Bây giờ, hãy nghĩ về người bạn yêu và tưởng tượng điều gì đó xảy ra với họ khiến họ cảm thấy hạnh phúc sâu sắc như vậy. Tập trung vào niềm vui của họ– và sau đó để niềm vui đó tràn ngập trong bạn bằng chính cảm giác mạnh mẽ đó. Mục đích là để bạn cảm thấy thực sự hạnh phúc như thể chính bạn đang trải qua cảm giác đó. Tiếp theo, lặp lại quá trình này trong khi hình dung một người bạn thường xuyên gặp nhưng không biết rõ, như một người hàng xóm mà bạn chưa từng chính thức gặp. Hình dung họ cảm thấy hạnh phúc mạnh mẽ và cố gắng cảm. thấy hạnh phúc vì họ đang trải qua niềm vui đó.
Bước tiếp theo này rất khó, nhưng đừng bỏ cuộc! Hình dung về người mà bạn không thích hoặc người mà bạn có xung đột. Hãy tưởng tượng họ đang cảm thấy hạnh phúc thực sự, sâu sắc và cố gắng cảm thấy vui vẻ như họ đang vui vẻ Điều này cần thực hành rất nhiều, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn không thể tập hợp cảm giác đó ngay lập tức – chỉ cần tập trung vào hình ảnh họ cảm thấy hạnh phúc và cố gắng chúc họ an lành.
Bước cuối cùng còn khó hơn nữa: Hình dung người nào đó mà bạn chủ động khinh thường và thúc đẩy bản thân cảm thấy thực sự hạnh phúc vì họ. Bạn có thể cảm thấy không thể thực hiện được, ngay cả sau nhiều tuần luyện tập hàng ngày, nhưng đó là điều bình thường. Hãy tiếp tục luyện tập – theo thời gian, lòng căm thù đó sẽ bắt đầu mất dần đi và thậm chí bạn có thể cảm thấy thực sự hạnh phúc vì hạnh phúc của người đó. Điều đó không có nghĩa là bạn đồng ý với họ hoặc thậm chí thích họ – nhưng bạn không còn cảm thấy tiêu cực nữa.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng loại thiền này có tất cả các loại lợi ích sức khỏe tinh thần, bao gồm giảm sự ghen tị và tăng cường lòng trắc ẩn theo những cách thiết thực (giúp dễ dàng tạo ra các kết nối xã hội mà mọi người cần). Thậm chí tốt hơn, rèn luyện cơ thể của bạn để tạo ra một niềm vui tràn ngập bất cứ khi nào bạn nhìn thấy người khác thành công sẽ kết nối bạn với một nguồn hạnh phúc không giới hạn. Tại bất kỳ thời điểm nào, một người nào đó, ở đâu đó, đang cảm thấy hạnh phúc sâu sắc. Nếu bạn tìm kiếm những người đó và cho phép mình chia sẻ niềm vui của họ, bạn có thể gợi lên cảm giác hạnh phúc thực sự ngay cả khi cuộc sống của bạn cảm thấy đặc biệt tăm tối.
Thứ ba là kết hợp song song với nghiên cứu ảo giác
Mặc dù thực hành thiền định sâu và bền vững như trên có thể là một phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của thiên là có thể mất hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm thực hành để trở nên đủ kỹ năng để gặt hái những lợi ích đó. Vì vậy, vào những năm 1950, các nhà khoa học bắt đầu tìm kiếm một cách nhanh hơn đế giải thể bản ngã và kết nối lại với những người khác. Họ bắt đầu cuộc nghiên cứu chính thức đầu tiên về tác dụng lâm sàng của các loại thuốc gây ảo giác như LSD (vốn hợp pháp vào thời điểm đó) với kết quả vô cùng hứa hẹn. Những nghiên cứu ban đầu đó cho thấy ảo giác có thể có tất cả các loại lợi ích cho sức khỏe tâm thần, từ việc giúp mọi người phá bỏ chứng nghiện ngập suốt đời đến chữa bệnh trầm cảm mãn tính.
Thật không may, một làn sóng chống ma túy ở Hoa Kỳ đã dẫn đến lệnh cấm hoàn toàn đối với LSD vào cuối những năm 1960, đóng cửa các chương trình nghiên cứu ảo giác trước khi họ có thể theo dõi những kết quả ban đầu đầy hứa hẹn đó. Nghiên cứu về lợi ích sức khỏe tâm thần của ảo giác đã không thu hút trở lại cho đến khi có một nghiên cứu duy nhất vào những năm 1990, lần này sử dụng psilocybin (hóa chất tạo ảo giác được tìm thấy trong nấm “ma thuật”). Nghiên cứu y học hiện đại liên quan đến việc kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều so với những năm 60, vì vậy các nhà nghiên cứu đã dành hàng tháng để chuẩn bị cho những người tham gia trước khi sử dụng thuốc trong một loạt các lần phơi nhiễm có hướng dẫn và phân loại. Sau khi dùng thuốc, nhiều người tham gia đã có những tiết lộ sâu sắc về tổn thương bị đè nén từ lâu và mô tả nó như một “trải nghiệm tâm linh”.
Một lần nữa, kết quả hầu như đều khả quan – gần 80% người tham gia cho biết thử nghiệm là một trong 5 sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời họ. Nghiên cứu đó đã mở đầu cho một làn sóng nghiên cứu ảo giác hiện đại. Vẫn còn trong giai đoạn đầu, nhưng các nghiên cứu sơ bộ cho thấy psilocybin có hiệu quả đáng kể trong việc điều trị trầm cảm và lo lắng. Nó cũng hiệu quả nhất quán trong việc giúp mọi người bỏ thuốc lá hơn bất kỳ phương pháp điều trị nào khác trên thị trường. Những kết quả này tương quan với cường độ của trải nghiệm tâm linh và một người có. Bằng cách nào đó, một trải nghiệm thần bí,
mạnh mẽ sẽ làm tan biến bản ngã một cách hiệu quả như thiền định sâu.
Thứ tư: sử dụng dịch vụ kê đơn xã hội
Ngoài việc xây dựng các mối quan hệ chân thành và thực hành niềm vui thông cảm, việc kê đơn xã hội có thể là một cách hiệu quả để kết nối lại với những người khác. Kệ đơn xã hội là một hoạt động trong lĩnh vực y tế, trong đó bác sĩ có thể kể đơn một loạt các kết nối xã hội có cấu trúc như một phương pháp điều trị trầm cảm ngoài thuốc tâm thần. Để làm được điều này, các bác sĩ và cơ sở y tế hợp tác với các nhân viên xã hội, các chương trình tình nguyện và các chương trình sức khỏe hành vi để tạo cơ hội cho mọi người hình thành các kết nối xã hội trong một môi trường được hỗ trợ, áp lực thấp. Kê đơn xã hội có khả năng cách mạng hóa việc chăm sóc sức khỏe tâm thần bằng cách tích hợp các phương pháp điều trị xã hội cho bệnh trầm cảm trực tiếp vào kế hoạch điều trị y tế của bệnh nhân. Để minh họa điều này, hãy tưởng tượng bạn đến gặp bác sĩ vì bạn đang phải vật lộn với chứng trầm cảm. Theo truyền thống, cô ấy sẽ chỉ có thể kê đơn thuốc và có thể đề nghị gặp bác sĩ trị liệu. Về mô hình tâm lý xã hội sinh học, cô ấy chỉ có quyền giải quyết trực tiếp một phần của vấn đề, đó là khía cạnh sinh học. Phần còn lại, bạn phải tự giải quyết.
Ngược lại, kê đơn xã hội sẽ mang lại cho bác sĩ khả năng chăm sóc toàn diện cho sức khỏe bệnh nhân của họ bằng cách kê đơn các phương pháp điều trị có tác dụng trên các cấp độ sinh học, tâm lý và xã hội. Nếu bác sĩ của bạn thực hành kế đơn xã hội, bạn sẽ rời khỏi cuộc hẹn với các đơn thuốc cho hai loại thuốc chống trầm cảm: một ở dạng viên uống và một ở dạng, chẳng hạn như lời mời tham gia một dự án tình nguyện tập trung vào việc chuyển một lô đất trống thành một khu vườn cộng đồng.
Nhiều câu chuyện kể cho thấy rằng kê đơn xã hội có thể là một phương thuốc mạnh mẽ cho bệnh trầm cảm, nhưng có rất ít nghiên cứu chính thức phân tích cụ thể các chương trình này – rất có thể là do nghiên cứu đòi hỏi kinh phí và các công ty dược phẩm. Nhưng các công ty này không quan tâm đến việc tài trợ cho nghiên cứu về kê đơn xã hội vì đây là mối đe dọa lớn đối với mô hình y tế mà họ dựa vào để kiếm lợi nhuận. Để xem hoạt động của việc kê đơn xã hội như thế nào, Hari đã đến thăm Trung tâm Bromley-by-Bow ở Đông London.
Các bác sĩ tại Bromley-by-Bow hoàn toàn chấp nhận việc kê đơn xã hội. Họ không tự nhận mình là “chuyên gia” trong việc điều trị trầm cảm bởi vì họ hiểu rằng nguyên nhân gây ra trầm cảm mang tính cá nhân sâu sắc và khía cạnh sinh học mà họ được đào tạo để điều trị chỉ là một phần của câu đố. Các bác sĩ này dành thời gian để thực sự tìm hiểu bệnh nhân của họ– để hỏi “Điều gì quan trọng với bạn?” thay vì “Bạn có chuyện gì vậy?” Các bác sĩ tại Bromley-by-Bow có thể và kê đơn thuốc chống trầm cảm dược phẩm, nhưng họ nghĩ đó chỉ là bước đầu tiên – nếu trầm cảm là vết thương, thì thuốc chống trầm cảm chỉ là miếng băng cầm máu. Khi cơn đau tức thì của bệnh nhân được giải quyết, các bác sĩ có thể điều trị các vấn đề cơ bản bằng cách kê đơn một trong hơn một trăm chương trình xã hội có cấu trúc khác nhau. Các chương trình này được thiết kế có chủ ý để giúp những người trầm cảm kết nối với những người khác, chủ yếu thông qua hoạt động tình nguyện nhóm.
Thứ năm: Thu nhập cơ bản chung
Vào những năm 1970, một thị trấn nhỏ ở Canada đã thử nghiệm một cách để phá vỡ chu kỳ trầm cảm do bất ổn tài chính gây ra và cho mọi người không gian thở để suy nghĩ về tương lai. Họ thực hiện một chính sách kinh tế đột phá được gọi là thu nhập cơ bản chung, trong đó chính phủ trực tiếp trả cho mọi công dân mức tối thiểu mà họ cần để tồn tại (tính theo tiền ngày nay, khoảng 19.000 đô la Mỹ mỗi người). Tiền được đảm bảo, và không có ràng buộc. Chính phủ hy vọng rằng việc loại bỏ gánh nặng thường xuyên lo lắng về việc có đủ tiền để tồn tại sẽ giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Sau ba năm, một chính phủ bảo thủ mới lên nắm quyền và ngay lập tức đóng cửa thử nghiệm và kết quả không được tính toán trong 35 năm tiếp theo. Hóa ra, thử nghiệm đã thành công rực rỡ ngay cả trong thời gian ngắn.
Tác dụng đặc biệt mạnh mẽ đối với phụ nữ. Trước khi có thu nhập phổ thông, phụ nữ phải đối mặt với những rào cản to lớn đối với việc học lên cao – họ được kỳ vọng là người chăm sóc gia đình toàn thời gian, khiến họ có rất ít thời gian để theo đuổi việc học. Tuy nhiên, với mức thu nhập đảm bảo, họ không những có thể đóng học phí mà còn có thể trang trải chi phí trông trẻ cho con khi con đi học. Được trang bị bằng cấp, những phụ nữ đó sau đó có thể đảm bảo công việc được trả lương cao hơn và cuối cùng tạo ra sự giàu có cho gia đình họ.
Thí nghiệm cũng có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần cộng đồng, bao gồm giảm 9% số ca nhập viện vì trầm cảm và lo lắng trong thời gian đó. Khi bạn không thường xuyên lo lắng về tiền bạc, bạn không chỉ lấy lại cảm giác về tương lai – sự an toàn về tài chính với mức thu nhập cơ bản còn cho phép bạn từ chối những công việc khiến bạn khốn khổ và tìm kiếm công việc có ý nghĩa. Các cộng đồng khác trên thế giới đã nhân rộng thí nghiệm này với kết quả tích cực tương tự. Ví dụ, một bộ lạc người Mỹ bản địa đã giảm 40% các vấn đề về hành vi và sức khỏe tâm thần ở thời thơ ấu sau khi áp dụng mức thu nhập cơ bản vì cha mẹ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào con cái của họ. Thu nhập được đảm bảo loại bỏ nhu cầu phải liên tục làm việc. Kết quả của nghiên cứu đó đặc biệt ấn tượng. Mặc dù thu nhập toàn dân chỉ từ $ 6000 đến $ 9000 mỗi năm – không đủ sống, nhưng đủ để giảm bớt áp lực của các gia đình.
Mặc dù vậy, bất chấp nghiên cứu đầy hứa hẹn này, nhiều người coi thu nhập cơ bản phổ thông là một ý tưởng vô đạo đức và hoàn toàn không khả thi. Dưới đây là cách các chuyên gia trong lĩnh. vực này phản hồi ba phản ứng phổ biến nhất đối với thu nhập cơ bản chung: “Nó sẽ khiến mọi người trở nên lười biếng – họ sẽ chỉ xem Netflix cả ngày”. Nhưng nếu bạn hỏi mọi người rằng họ sẽ làm gì với mức thu nhập đảm bảo, hầu hết mọi người đều nói rằng họ sẽ theo đuổi ước mơ, chẳng hạn như hoàn thành bằng cấp hoặc bắt đầu kinh doanh. Nói cách khác, hầu hết mọi người đều có tham vọng ngoài Netflix. “Không ai muốn chà sàn, nhưng đó là công việc phải được làm. Nếu mọi người không cần tiền, sẽ không ai nhận những loại công việc đó”. Điều đó đúng, nhưng đó là một điều tốt. Có nghĩa là người sử dụng lao động trong các ngành dịch vụ sẽ phải trả lương cao hơn và lợi ích tốt hơn để thu hút người lao động – nói cách khác, họ phải bắt đầu đánh giá nhân viên của mình như những con người.
“Nó tốn kém.” Đây là lời chỉ trích phổ biến nhất đối với thu nhập cơ bản chung và đó là một mối quan tâm xác đáng. Tuy nhiên, bằng chứng từ các nghiên cứu ban đầu cho thấy thu nhập cơ bản thực sự có thể tiết kiệm tiền cho chính phủ về lâu dài. Các nhà kinh tế và chuyên gia y tế công đồng ý kiến: Thu nhập cơ bản phổ thông cuối cùng ít tốn kém hơn so với việc cung cấp dịch vụ loại công việc đó”.
Điều đó đúng, nhưng đó là một điều tốt. Có nghĩa là người sử dụng lao động trong các ngành dịch vụ sẽ phải trả lương cao hơn và lợi ích tốt hơn để thu hút người lao động – nói cách khác, họ phải bắt đầu đánh giá nhân viên của mình như những con người.
“Nó tốn kém.” Đây là lời chỉ trích phổ biến nhất đối với thu nhập cơ bản chung và đó là một mối quan tâm xác đáng. Tuy nhiên, bằng chứng từ các nghiên cứu ban đầu cho thấy thu nhập cơ bản thực sự có thể tiết kiệm tiền cho chính phủ về lâu dài. Các nhà kinh tế và chuyên gia y tế công đồng ý kiến: Thu nhập cơ bản phổ thông cuối cùng ít tốn kém hơn so với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả các bệnh về thể chất và tinh thần do căng thẳng tài chính liên tục, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực và môi trường làm việc kém.
Lời kết
Cần sự thay đổi của xã hội
Cuốn sách “mất kết nối” của tác giả Johann Hari đã mang đến cho chúng ta cái nhìn đúng đắn hơn về căn bệnh phổ biến này. Ông loại bỏ những quan niệm cố hữu mà các công ty dược phẩm gieo vào đầu chúng ta từ lâu nay. Như chúng ta đã thấy, trầm cảm không chỉ là một vấn đề riêng lẻ và chúng ta không thể mong đợi để chinh phục nó một cách cá nhân. Ngay cả khi bạn có thể tự mình chữa khỏi bệnh trầm cảm, nếu bạn đang làm việc hàng giờ liền với một công việc nhàm chán chỉ để kiếm tiền thuê nhà, thì bạn cũng không có thời gian và năng lượng! Thay vào đó, như đã nói trước đây, để thực sự giải quyết chứng trầm cảm, chúng ta cần những thay đổi xã hội quy mô lớn, bao gồm cả việc tái cấu trúc cơ bản các ưu tiên cá nhân, văn hóa và kinh tế. Đây có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng không phải là không thể.