Hoàn thành – mang đến cho bạn món quà của sự hoàn thành

Sau mỗi một giai đoạn trong cuộc sống, chúng ta nhìn lại những gì đã làm và không phải tất cả những mục tiêu đề ra đều được hoàn thành.  Khi đó, bạn sẽ nghĩ rằng vấn đề nằm ở chỗ bạn chưa cố gắng hết sức. Để cải thiện, bạn bắt đầu lao vào làm việc, bạn dậy sớm hơn, gia tăng khối lượng công việc. Nhưng, mọi thứ cũng không thể hoàn thành. Tại sao vậy? Chủ nghĩa hoàn hảo chính là thủ phạm. Cuốn sách sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về chủ nghĩa hoàn hảo, vì sao chủ nghĩa hoàn hảo kìm hãm sự phát triển của bạn và làm thế nào bạn có thể đẩy lùi được nó. Mục tiêu cuối cùng vẫn là bạn có thể hoàn thành được những dự án của mình và đưa những giấc mơ gần hơn với hiện thực. 

Tên sách:  Hoàn thành – mang đến cho bạn món quà của sự hoàn thành.

Cuốn sách như sổ tay hướng dẫn cho bất cứ ai mong muốn bắt đầu với những dự án mới nhưng luôn luôn gặp vấn đề trong việc hoàn thành chúng. Tác giả cả Jon Acuff là một blogger và là một diễn giả nổi tiếng. Ông cũng là người truyền cảm hứng cho những ai mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sau khi đọc xong, bạn sẽ trả lời được cho những câu hỏi này.

– Vì sao sự cầu toàn được ví như con chim tu hú

– Vì sao đóng vai xấu đôi khi còn tốt hơn đóng vai tốt

– Và vì sao có đến 92% người thất bại trong việc đạt được mục tiêu

1/6. Không có gì trong cuộc sống là hoàn hảo

Hoàn hảo có gì sai? ” Tôi muốn mình có một thân hình thật cân đối”, ” Tôi muốn căn nhà mình xây dựng phải thật long lanh”. Không có gì sai hết!

Nhưng cuộc sống vốn dĩ không có gì hoàn hảo. Chúng ta luôn nghĩ rằng “Nếu nó không hoàn hảo thì ta không nên tốn công sức nữa để làm”. Thế nên “Nếu tôi tập thể dục mãi mà thân hình tôi không cân đối, thì tại sao tôi phải tập thể dục hàng ngày”  hay ” nếu tôi thức đêm thiết kế mà công trình của tôi không phải là một kiệt tác, thì tôi thức đêm làm gì?  Và đó chính là cái sai của chủ nghĩa hoàn hảo. Bởi vì, chủ nghĩa hoàn hảo lúc này chính là kẻ thù của thành tựu.

Khi chúng ta bắt đầu một dự án thú vị mới, trong suốt quá trình thực hiện có những phần dở dang.  Mọi thứ không còn như những gì suy tính ban đầu, do vậy, khi chúng ta bỏ dở dự án. Chúng ta bào chữa cho những vấn đề đó với nhiều lý do. Đó có thể là vì cuộc sống có nhiều khó khăn, cũng có thể vì bạn cảm thấy không thể tiếp tục làm việc như trước nữa. Nhưng câu trả lời chính xác nhất lại là chúng ta bỏ cuộc khi ta bắt đầu thấy dự án không hoàn hảo.

Bất kỳ kế hoạch nào cũng có thể bị phá vỡ bởi sự cầu toàn. Một lần, tác giả bắt đầu một chế độ tập thể dục mới đầy tham vọng.  Điều này bắt đầu một cách hoàn hảo mới việc chạy 112 chạy km  suốt 3 tháng gồm tháng 2,  tháng 3, tháng 4. Nhưng đến tháng 5, ông chỉ hoàn thành được 13 km và  tháng 6 thì ông chỉ chạy được 5 km, khi không đạt được những gì như mong đợi, ông đã từ bỏ.

Tác giả có cùng suy nghĩ với nhiều người trong chúng ta rằng khi việc đó có chút khiếm khuyết thì không đáng để thực hiện, nhưng đây chính là suy nghĩ nguy hiểm bởi trong cuộc sống này không có gì là hoàn hảo và không ai nên quanh quẩn với ý nghĩ rằng tất cả mọi thứ phải đi đúng quỹ đạo. Nếu chúng ta giới hạn khả năng của chính mình cho công việc phải chính xác một cách tuyệt đối, chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thành được bất cứ điều gì. Chẳng hạn, thứ hai nào bạn cũng phải xử lý các vấn đề phát sinh, bạn chán nản vì mọi thứ chưa hoàn hảo. Nhưng chính cách bạn đối mặt với những phát sinh trong cuộc sống, trong công việc sẽ là điều quyết định sự thành công của bạn, bởi vì, nó mang đến cho bạn rất nhiều kinh nghiệm.

Bạn cần chấp nhận rằng cuộc đời mình đầy rẫy những thứ hỗn tạp và chính chúng sẽ thúc đẩy bạn đến những mục tiêu trong tương lai. Đừng tự tạo áp lực lên bản thân vì cho rằng công việc xuất sắc chỉ khi chúng hoàn hảo. Trên thực tế, những kết quả tốt đẹp lại bị ngăn cản bởi chính chủ nghĩa cầu toàn.

Thế nên, nếu bạn lỡ ăn một chiếc bánh rán vào buổi chiều, đừng nghĩ rằng “Thôi đã ăn rồi thì cũng béo rồi, cần gì phải tiếp tục tuân thủ chế độ ăn kiêng nữa”. Hoặc nếu bạn đã hoàn thành đến 80%  bảng báo cáo công việc và chỉ còn 2 ngày nữa là deadline,  hãy tiếp tục viết nốt, đừng dừng lại chỉ vì bạn không theo mẫu chuyên nghiệp nhất vừa được chia sẻ đâu đó bởi trên một diễn đàn.

2/6. Tránh tham vọng quá mức và tăng khả năng hoàn thiện công việc bằng cách cắt giảm một nửa mục tiêu

Hãy trả lời câu hỏi này nhé. “Khi bạn ký hợp đồng với khách hàng, bạn thường cam kết thời gian hoàn thành muộn hơn hay sớm hơn so với khả năng thực của bạn?”. Nếu câu trả lời của bạn là “muộn hơn”, thì bạn sẽ không rơi vào bi kịch từ việc “quá tham vọng”.  Còn nếu bạn luôn cam kết thời gian hoàn thành sẽ sớm hơn so với năng lực của bạn, chắc chắn về sau, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng.

Thế nên, không chỉ sự cầu toàn, mà chính thì đặt mục tiêu hóa tham vọng cũng là hòn đá cản trở cho việc hoàn thành. Khi tác giả mới vào đại học, ông ước mơ trở thành tiền đạo cho đội bóng của trường dù thực tế thân hình ông không phù hợp và ông chưa bao giờ đảm nhiệm vị trí này, vì vậy, không quá ngạc nhiên khi ông bị vỡ mộng ngay lập tức. 

Trong cuộc sống, có rất nhiều người đặt cho mình những mục tiêu không tưởng. Các nhà khoa học Daniel Kahneman và Amos Tversky gọi suy nghĩ lạc quan thái hóa này là sự ngụy biện khi đặt kế hoạch.  Đây cũng chính là lý do chính khiến 92% người thất bại khi thực hiện các mục tiêu. Nguyên nhân là vì con người quá lạc quan đến mức coi nhẹ việc mình cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu. Ví dụ, một nhà tâm lý học đã hỏi những sinh viên của mình dự đoán thời gian cần thiết để hoàn thành bài luận trên giấy. Kết quả trung bình cho thấy các sinh viên ước lượng cần 34 ngày để hoàn thiện, nhưng thực tế họ cần 56 ngày, gấp đôi so với những gì đã dự kiến.

Cách phù hợp nhất để tránh việc định kế hoạch sai và cầu toàn là cắt giảm mục tiêu của bạn xuống còn một nửa, điều đó sẽ giảm thiểu khả năng bỏ dở giữa chừng do bị quá tải hoặc không đủ thời gian để thực hiện. Ví dụ, tác giả đã thiết kế “30 Days of Hustle”, đây là một chương trình hướng dẫn người tham gia thiết lập và đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Đến ngày thứ 9 diễn ra chương trình, ông yêu cầu tất cả mọi người cắt giảm mục tiêu xuống còn một nửa. Bằng cách đó, những người tham gia thường xuyên nhận thấy năng suất lao động của họ tăng lên. Và 90% người tới với chương trình phản hồi lại rằng họ cảm thấy có động lực và hoàn thành được nhiều việc hơn. Vì vậy với kĩ năng này, bạn có thể ngừng bỏ cuộc và bắt đầu hoàn thiện những gì còn dang dở.

3/6. Giảm áp lực bằng cách cho phép mình không tốt ở một số việc

Chúng ta luôn nghĩ rằng mình cần phải hoàn thành tốt tất cả mọi việc, nhưng đôi khi bạn cần cho phép mình trở nên lười biếng ở một số công việc để ưu tiên hoàn thành những điều quan trọng hơn. Trong trường hợp của tác giả, ông chấp nhận có một mớ hỗn độn và đầy cỏ dại tại sân trước nhà. Ông không thể dọn dẹp và khiến cái sân trở nên đẹp hơn bởi điều này cần rất nhiều thời gian và công sức. Khoảng thời gian đó ông dành cho những đứa con của mình, do đó, mặc dù tác giả có một khu vườn không đẹp nhưng ông có thể nghỉ ngơi và trở thành một người cha tốt.

Những suy nghĩ tự tin và cầu toàn sẽ cố gắng thuyết phục chúng ta rằng chúng ta có thể dễ dàng giải quyết mọi việc vụn vặt. Và đây chính là nguyên nhân chúng ta hay thiết lập những mục tiêu phi thực tế, bạn từng thừa nhận rằng bạn không có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc. Thế nên, hoàn toàn bình thường khi bạn để mọi thứ cứ thế trôi đi, hoặc chỉ dành một chút nỗ lực cho những việc nhỏ đó. Trong khi hoàn thành cuốn sách mới, tác giả đã áp dụng chiến lược trên để trả lời các thư điện tử. Ông không thể vừa trả lời tất cả email, vừa hoàn thành cuốn sách, do đó, ông quyết định giới hạn bản thân bằng việc chỉ xử lý 10% hòm thư.

Chắc chắn rằng có rất nhiều việc vụn vặt mà chúng ta không thể từ chối, tuy nhiên, phần nhiều trong số chúng có thể được đơn giản hóa để không làm ảnh hưởng tới những điều quan trọng hơn. Lisa là một trong những người bạn của tác giả, cô ấy đã hoàn thành được nhiều mục tiêu hơn chỉ bằng cách đơn giản hóa việc nhà, ví dụ như việc giặt giũ, đôi khi quần áo chỉ được giặt và sấy. Gia đình cô ấy đã phải quen với việc mặc đồ nhăn kể từ khi cô không đủ thời gian để là và gấp. May mắn thay, ngày nay có rất nhiều dịch vụ giúp đỡ bạn đơn giản hóa mọi việc như các ứng dụng và dịch vụ điện tử: mua sắm, chuyển khoản ngân hàng, chúng sẽ giúp cuộc sống của bạn thuận tiện hơn rất nhiều.

4/6. Mang đến sự vui vẻ khi làm việc sẽ giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng hơn

Khổng Tử nói rằng:”Chọn công việc mà bạn thích và bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời”

Bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu nếu chúng liên quan đến như bạn muốn làm và yêu thích. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai yếu tố quyết định trong việc thiết lập mục tiêu là sự hài lòng và thành tích đạt được. Họ đề cập đến việc bạn cảm thấy thỏa mãn như thế nào khi tìm thấy điều mình yêu thích và thu nhận được những gì sau khi hoàn thành công việc đó. Vì vậy, công thức để thành công rất đơn giản, hãy gắn mục tiêu cuối cùng và những đòi hỏi trong công việc vào những điều mà bạn thật sự mong muốn và yêu thích.

Vì vậy, hãy luôn hỏi mình “Tôi có thích không việc đó không?”. Nhiều người bỏ cuộc bởi vì họ chưa bao giờ đặt câu hỏi này, họ làm theo xu thế, hoặc theo lời khuyên của người khác. Và một thời gian sau, khi chưa đạt thành tựu gì, khi sự nỗ lực mới chỉ là bắt đầu thì họ đã bỏ cuộc, lý do rất đơn giản, việc đó không nằm trong trái tim của họ.

Trong suốt chương trình hướng dẫn đã được nói đến ở phần 2, tác giả nhận ra rằng khi những người tham gia có sự thỏa mãn trong công việc, trung bình năng suất sẽ tăng lên 31%. Và con số này tăng lên tới gần 46% khi mục tiêu đó là điều mà họ yêu thích. Nói cách khác, niềm vui sẽ đi đôi với thành công.

Thế nhưng, không phải công việc nào cũng phô ra niềm vui trước mắt bạn.  Trong trường hợp này, thay vì đặt ra các mục tiêu với những lo lắng, bạn có thể biến chúng thành công việc thú vị. Ví dụ như việc giảm béo việc bạn sợ xấu, sợ bị đánh giá về ngoại hình có thể là động lực cho mục tiêu này nhưng nỗi sợ luôn đi kèm với sự ám ảnh. Thay vì đó hãy viết việc giảm cân trở thành một lộ trình vui vẻ. Hãy nghĩ tới việc tự trao giải cho bản thân cuối mỗi tuần khi hoàn thành những thử thách nhỏ. Chẳng hạn như bạn có thể tặng cho mình một bữa ăn thoải mái vào thứ sáu hay đi xem một bộ phim yêu thích. Làm thế nào để việc giảm béo không còn là sự sợ hãi và nỗi lo lắng nữa mà trở thành điều bạn thật sự muốn làm vì chính bản thân bạn.

Tương tự, tự thay vì lo lắng mỗi khi đến hạn hoàn thành công việc, bạn cũng có thể biến thời hạn thành một động lực thú vị, rất nhiều người sợ hãi khi sắp đến hạn nộp công việc mới bắt đầu làm. Kết quả là họ có thể làm trong sự vội vàng và thiếu chỉn chu.  Do đó, thay vì đặt ra những thời hạn một tháng hay hàng tuần, bạn có thể thiết lập nhiều thời gian hoàn thiện mỗi ngày để có thể thúc đẩy bản thân.

5/6. Xác định những nguyên tắc của riêng bản thân và tìm thấy động lực thực sự của mình

Chắc các bạn biết đến loài chim tu hú phải không? Đây là loại chim lưu manh nhất trong tự nhiên, chúng đẻ trứng vào tổ của con chim khác, chim khác cứ ấp trứng tu hú và nuôi con tu hú, sự cầu toàn giống như loài chim tu hú, nó gieo vào chiếc ổ tâm trí của chúng ta những sự dối trá và ta cứ nghĩ là thật.

Một trong những lời nói dối lớn nhất của chủ nghĩa cầu toàn là sự hoàn hảo chỉ có thể đạt được khi chúng ta tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nhưng nghịch lý là không phải ai cũng áp dụng được những nguyên tắc đó, do đó, điều quan trọng là xác định đâu là những nguyên tắc hoàn hảo của bạn.

Tác giả đã tự đặt cho mình hai nguyên tắc cơ bản, đó là “Nếu điều gì dễ dàng, nó không đáng để thực hiện”  và “Nếu bạn không thể thành công trong vòng 10 ngày, bạn đã thất bại”. Ông xác định nguyên tắc thứ hai vào năm 2008, sau khi ông sớm thành công và trở nên nổi tiếng trong công việc viết blog. Việc các phản hồi tích cực được gửi đến tất thì khiến ông nghĩ rằng nếu những kết quả tốt không đến trong vòng 10 ngày đồng nghĩa với việc dự án đã thất bại, và không quá ngạc nhiên khi nguyên tắc này khiến ông nhanh chóng từ bỏ nhiều dự án mới.

Chúng ta thường không có ý thức về việc áp dụng những quy tắc cầu toàn như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy ngẫm một chút và nhìn nhận về động lực thực sự của bản thân. Tác giả có cuộc nói chuyện với một người phụ nữ về hoạt động giảm béo của cô ấy, cô nghĩ rằng nguyên tắc hoàn hảo của việc này là phải xuống cân, nếu cô không đạt được con số như mong muốn, cô sẽ không thành công. Người phụ nữ này tin rằng số cân phi thực tế đó là động lực chính trong công cuộc giảm cân, và cô ấy đã gặp vấn đề khi hoàn thành mục tiêu của mình.

Sau đó, cô đã tự hỏi bản thân rằng điều cô ấy thật sự muốn là gì, cô nhận ra động lực của cô không liên quan đến số cân nặng hoàn hảo. Việc có một cơ thể khỏe mạnh, tránh được bệnh tim và tiểu đường mới là điều cô mong muốn nhất, cuối cùng, cô cũng có thể tập trung vào những điều quan trọng hơn và loại bỏ sự cầu toàn, từ đó cô nhận được những kết quả tốt hơn trước.

6/6. Tránh những khó khăn ẩn giấu vào phút cuối

Bạn đang thực hiện một dự án mới và mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp, bạn làm điều mình thích, và thấy  thỏa mãn với chúng, bạn chấp nhận sự không hoàn hảo, cắt giảm một nửa mục tiêu và vượt qua các nguyên tắc cầu toàn của bản thân. Bạn thấy mình đã đi xa được đến thế và chẳng mấy chốc sẽ đạt được thành quả, sự “cầu toàn” sẽ tấn công bạn một lần nữa trước khi dự án hoàn thành.

Những suy nghĩ “nếu thì” của chủ nghĩa hoàn hảo vào những ngày cuối của dự án sẽ bỗng chốc trở thành nỗi lo sợ và khiến bạn dừng lại ngay trước khi kết thúc. Chẳng hạn như bạn đang viết một cuốn sách và gần đến ngày xuất bản, bạn bắt đầu đắn đo rằng lỡ như những nhà phê bình không thấy cuốn sách hay sẽ chẳng ai mua cuốn sách thì sao. Cách dễ dàng nhất bạn nghĩ tới để tránh những tình huống đáng sợ là từ bỏ công việc đang làm và bắt đầu một điều khác, đương nhiên những nhà phê bình sẽ không thể phán xét bất cứ thứ gì khi mà nó còn chưa được xuất bản, để rồi mãi mãi nằm trong sự hoài nghi của bản thân “Liệu tôi có thành công không?” hay “Tại sao tôi lại nhượng bộ nỗi sợ hãi của mình”. Stephen King, là một nhà văn đại tài người Mỹ từng nói “Con người vô cùng khổ sở khi sống với việc mình có tài năng mà không thể sử dụng”.

Thay vì suốt ngày nói “nếu thì”, bạn hãy nhìn xem chuyện gì đang xảy ra, bạn cũng đừng phí hoài thời gian và năng lượng để lo lắng về những điều chưa tới, bạn nên thành thật với bản thân về những lý do bạn bước tiếp đến cuối một dự án. Bạn có thể tự hào vì là người tử vì đạo, đã vô tư đặt ước mơ của mình sang một bên để chăm lo cho gia đình con cái, tuy nhiên hãy nhìn nhận vào thực tế những nỗ lực của bạn, có lẽ đã đến lúc bạn phải xem xét lại những nỗi sợ và mục đích thực hiện dự án, từ đó, bạn có thể tự tạo một cú hích cho đích cuối cùng. Hãy nhớ rằng khi kết thúc dự án, không có sự ca tụng hay khen ngợi nào bằng niềm vui và sự hài lòng của bản thân với chính những gì đã trải qua.

0888 690 690
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon