Vì sao bạn nên nghe cuốn sách này?
Trong một thống kê mới đây của bộ lao động Nhật Bản, mỗi năm có hàng ngàn người tự sát vì quá áp lực và kiệt sức vì công việc. Họ bị ép làm đến 20 tiếng một ngày và gần như không còn thời gian dành cho bản thân cũng như gia đình. Nhưng con số báo động đó không chỉ xảy ra tại Nhật, nơi có áp lực công việc lớn nhất thế giới. Tại rất nhiều quốc gia khác, trong đó có các nước phát triển, số lượng người tự tử vì công việc ngày một nhiều. Vậy lỗi do ai khi để xảy ra tình trạng này và phương án giải quyết như thế nào? Cuốn sách sau sẽ vạch trần nhiều sự thật đáng suy ngẫm.
Tên sách: Sự thật về kiệt sức – Các tổ chức gây căng thẳng cho nhân viên như thế nào và chúng ta phải làm gì để đối mặt với điều đó? Tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp của tình trạng kiệt sức Những nghiên cứu trước đây cho rằng chính bản thân người lao động phải chịu trách nhiệm phần lớn cho tình trạng mệt mỏi và kiệt sức của mình. Nhưng các tác giả Christina Maslach và Michael P. Leiter của cuốn sách đã bác bỏ luận điểm đó. Họ vạch trần sự thật rằng chính các tổ chức phải chịu trách nhiệm về tình trạng kiệt sức của nhân viên . Hai tác giả đều là các giáo sư ngành tâm lý học tổ chức; do đó mọi lập luận có họ đều dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng và số liệu thuyết phục. Trong cuốn sách, các tác giả sẽ đề xuất một mô hình cho các tổ chức nhằm ngăn chặn tình trạng kiệt sức, tự tử, giúp cho tập thể phát triển vững mạnh.
Phần 1/7 Cuộc khủng hoảng kiệt sức
Kiệt sức được ví như một dịch bệnh trong lực lượng lao động ngày nay. Tình trạng này bắt gặp ở mọi cấp độ từ các giám đốc điều hành cấp cao nhất đến những nhân viên cấp thấp nhất. Nó còn là tình trạng chung của cả xã hội hiện đại khi bất kì ngành nghề nào cũng có thể gặp phải. Các triệu chứng của kiệt sức bao gồm lo lắng và căng thẳng, thiếu tự tin, cảm giác không ai hiểu mình hoặc đánh giá cao mình, cũng như cảm giác bị ghẻ lạnh. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Các tác giả khẳng định các tổ chức phải chịu trách nhiệm chính cho sự kiệt sức trong nhân viên của mình. Giả sử khi một tập đoàn thu hẹp cơ cấu biên chế lao động, việc sa thải nhân viên một cách tùy tiện có thể tạo áp lực lớn lên các nhân viên còn lại. Hoặc là khi người lao động cảm thấy mình không được coi trọng cũng góp phần gây ra tình trạng căng thẳng trong bản thân người đó. Bằng cách sử dụng các chiến lược và chính sách phù hợp, bạn có thể loại bỏ nhiều vấn đề gây ra sự kiệt sức. Các công ty cần có những cách tiếp cận mới để tạo ra một tập thể lành mạnh. Nói chung các chiến lược này bao gồm đánh giá, thiết lập các mục tiêu mới, can thiệp vào bất kỳ cuộc khủng hoảng kiệt sức nào đang diễn ra và ngăn chặn bất kỳ sự bùng nổ áp lực công việc nào trong tương lai.
Phần 2/7 Các yếu tố gây nên kiệt sức
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, con người đã xác định được chính xác các yếu tố gây ra kiệt sức trong công việc. Thứ nhất là áp lực về tiền bạc. Các doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực từ doanh thu và sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ. Vô hình chung, kết quả kinh doanh trở thành ưu tiên hàng đầu của các lãnh đạo, còn chất lượng cuộc sống của nhân viên lại bị coi nhẹ. Thứ hai là áp lực từ thị trường lao động. Môi trường việc làm giờ đã mang tính toàn cầu, tức là công ty có thể thuê người lao động từ khắp nơi trên thế giới. Chất lượng người lao động ở các quốc gia đang phát triển giờ đã tiệm cận chất lượng lao động ở các nước phát triển. Vì thế, người lao động ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, Úc phải chịu áp lực cạnh tranh nặng nề. Thứ ba là sự thay đổi nhanh về công nghệ đã khiến một bộ phận không nhỏ người lao động không kịp thích nghi. Dần dần mọi thứ được tự động hóa khiến nhiều người bị mất việc. Thay vì giúp mọi người quản lý công việc của mình, một số máy móc công nghệ tiến bộ dần thay thế luôn vị trí của người lao động. Thứ tư là mất quyền tự chủ. Khi sức mạnh công đoàn ngày càng giảm sút, quyền lợi người lao động không còn
yếu tố gây ra kiệt sức trong công việc. Thứ nhất là áp lực về tiền bạc. Các doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực từ doanh thu và sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ. Vô hình chung, kết quả kinh doanh trở thành ưu tiên hàng đầu của các lãnh đạo, còn chất lượng cuộc sống của nhân viên lại bị coi nhẹ. Thứ hai là áp lực từ thị trường lao động. Môi trường việc làm giờ đã mang tính toàn cầu, tức là công ty có thể thuê người lao động từ khắp nơi trên thế giới. Chất lượng người lao động ở các quốc gia đang phát triển giờ đã tiệm cận chất lượng lao động ở các nước phát triển. Vì thế, người lao động ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, Úc phải chịu áp lực cạnh tranh nặng nề. Thứ ba là sự thay đổi nhanh về công nghệ đã khiến một bộ phận không nhỏ người lao động không kịp thích nghi. Dần dần mọi thứ được tự động hóa khiến nhiều người bị mất việc. Thay vì giúp mọi người quản lý công việc của mình, một số máy móc công nghệ tiến bộ dần thay thế luôn vị trí của người lao động. Thứ tư là mất quyền tự chủ. Khi sức mạnh công đoàn ngày càng giảm sút, quyền lợi người lao động không còn được bảo vệ. Nhân viên không còn tự mình quyết định được sự nghiệp và cuộc sống của bản thân. Từ đó, họ dần phải chịu áp lực rất lớn.
Phần 3/7 Sự không phù hợp giữa nguyện vọng của cá nhân với tập thể
Khi người lao động nghĩ rằng nguyện vọng của họ không phù hợp với nguyện vọng của tập thể, họ sẽ rơi vào lạc lõng. Lâu dần sự lạc lõng này dẫn đến sự chán nản, lo lắng, áp lực không đáng có. Chẳng hạn, nhân viên cảm thấy công sức của mình không được ghi nhận, không có mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp hoặc cảm thấy bị đối xử thiếu công bằng tại nơi làm việc. Tất cả sự không phù hợp này đều có thể dẫn đến kiệt sức Tình trạng kiệt sức có thể dẫn đến các tình trạng tiêu cực về thể chất, tinh thần như ợ nóng, đau đầu và các tình trạng nghiêm trọng về cảm xúc và cơ thể. Các nhà quản lý tổ chức thường có xu hướng bỏ qua điều này. Họ chỉ chú ý khi nó gây ra hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung. Đó là một chiến lược quản lý vô cùng sai lầm. Lãnh đạo các tổ chức không nhận ra rằng chính những nhân viên bị kiệt sức lâu dài sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả kinh doanh và chiến lược phát triển. Các công ty có thể kiếm được nhiều tiền hơn nếu lực lượng lao động của họ khỏe mạnh, gắn kết và tràn đầy năng lượng.
Phần 4/7 Cách ngăn ngừa tình trạng kiệt sức
Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa kiệt sức là tăng cường các yếu tố tích cực trong công việc, cũng như giảm các yếu tố tiêu cực. Phần lớn các giải pháp được đưa ra đó là thúc đẩy sự tham gia của nhân viên bằng cách phát triển các chiến lược, giúp tăng sự năng động, gắn bó và hiệu quả của mỗi cá nhân. Để ngăn chặn kiệt sức, hãy thực hiện các bước sau: Thứ nhất, người lãnh đạo phải cải thiện kỹ năng điều hành. Hãy bổ nhiệm những cá nhân coi trọng điều kiện làm việc và nguyện vọng của nhân viên. Thứ hai là phải hành động nhóm một cách thiết thực để thay đổi. Một người có thể khởi xướng phong trào chống áp lực, kiệt sức nhưng muốn duy trì phong trào đó cần sự nỗ lực của cả tập thể. Thứ ba là cải thiện các quy trình một cách liên tục. Để đạt được mục tiêu giảm thiểu kiệt sức trong công việc, một chiến lược duy nhất là không đủ. Đây là một hành trình dài cần sự thay đổi liên tục về chính sách và điều kiện làm việc trong bối cảnh nhiều thứ đang biến đổi nhanh chóng như hiện nay. Các tổ chức phải học cách ngăn chặn tình trạng kiệt sức ngay từ đầu bằng cách thực hiện các bước phòng ngừa sau. Bước thứ nhất, các nhà quản lý phải cam kết sẵn sàng nỗ lực hết sức để loại bỏ tình trạng kiệt sức ra khỏi nơi làm việc. Bước thứ hai, lãnh đạo phải hỗ trợ tối đa cho các công tác giảm áp lực nơi làm việc bằng các hành động cụ thể. Bước thứ ba, toàn bộ nhân viên cần được thông tin đầy đủ rõ ràng về chiến lược chống kiệt sức và đưa ra ý kiến liệu chúng có phù hợp với họ hay không. Bước thứ tư, hãy đề ra chiến lược cụ thể và bắt tay vào hành động. Bước cuối cùng, các nhà lãnh đạo cần tổng kết lại kết quả và điều chỉnh cho phù hợp.
Phần 5/7 Phát huy giá trị con người
Đối với mọi doanh nghiệp, tiền là một trong những ưu tiên hàng đầu, lấn át nhiều yếu tố khác. Hầu hết các công ty không giải quyết các vấn đề về con người trừ khi họ nhận thấy một hậu quả tài chính trực tiếp. Để thay đổi được điều này không hề dễ dàng. Tuy nhiên nếu không có biện pháp kịp thời, tình trạng kiệt sức trong lực lượng lao động sẽ khiến các doanh nghiệp mất nhiều tiền hơn họ tưởng tượng. Tại sao chúng ta nên ưu tiên giá trị con người ở nơi làm việc? Một nhân viên được làm việc trong môi trường lành mạnh, được coi trọng và được tạo điều kiện phát triển sẽ dốc hết sức cống hiến cho công ty. Bên cạnh đó, một nhân viên khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn cũng sẽ đem lại hiệu quả lao động cao nhất. Lúc đó, họ sẽ làm việc với năng lượng dồi dào cùng nguồn sáng tạo vô hạn. Vậy thì ai sẽ là người hưởng lợi trong trường hợp này? Đó chính là các tổ chức. Việc tập trung vào các giá trị con người tạo ra sự khác biệt cho công ty của bạn, tạo lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ so với đối thủ. Bạn sẽ thu hút được nhiều nhân tài hơn cho tập thể của mình. Nhưng nỗ lực thay đổi cả một tổ chức không chỉ thể hiện bằng các tuyên bố hùng hồn mà còn phải chứng minh bằng hành động. Một phát biểu chung chung sẽ không cho thấy được mục tiêu, chiến lược rõ ràng, không định hướng được cho mọi người phải làm gì để ngăn chặn tình trạng kiệt sức. Thậm chí, nó còn gây ra sự xung đột không đáng có vì sự hiểu sai ý. Các lời tuyên bố không phải lúc nào cũng chân thành. Nhiều lãnh đạo chỉ hô hào suông mà không có biện pháp cụ thể. Các lãnh đạo khởi động các chiến dịch chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi hoặc giải tỏa bớt sức ép từ các nhân viên về việc tăng lương, giảm giờ làm chẳng hạn. Điều đó dẫn đến tình trạng kiệt sức không những không được giải quyết mà thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn. Để tránh tình trạng đó, các tổ chức phải tiến hàng các bước sau. Thứ nhất, hãy xác định ý tưởng cốt lõi chống lại sự kiệt sức mà nhiều người đồng tình. Thứ hai, hãy xác định sự pha trộn của các văn hóa đang tồn tại trong tổ chức nhằm dung hòa được tất cả các quan điểm khác nhau. Thứ ba hãy giải quyết các bất đồng để mọi người cùng hành động theo 1 con đường nhất định. Các tổ chức có thể quản lý quá trình nâng cao giá trị người lao động bằng cách lập ra Các lời tuyên bố không phải lúc nào cũng chân thành. Nhiều lãnh đạo chỉ hô hào suông mà không có biện pháp cụ thể. Các lãnh đạo khởi động các chiến dịch chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi hoặc giải tỏa bớt sức ép từ các nhân viên về việc tăng lương, giảm giờ làm chẳng hạn. Điều đó dẫn đến tình trạng kiệt sức không những không được giải quyết mà thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn. Để tránh tình trạng đó, các tổ chức phải tiến hàng các bước sau. Thứ nhất, hãy xác định ý tưởng cốt lõi chống lại sự kiệt sức mà nhiều người đồng tình. Thứ hai, hãy xác định sự pha trộn của các văn hóa đang tồn tại trong tổ chức nhằm dung hòa được tất cả các quan điểm khác nhau. Thứ ba hãy giải quyết các bất đồng để mọi người cùng hành động theo 1 con đường nhất định. Các tổ chức có thể quản lý quá trình nâng cao giá trị người lao động bằng cách lập ra các nhóm đặc biệt. Các nhóm này là tập hợp từ các nhân viên ở các bộ phận khác nhau của công ty. Nhiệm vụ của họ là kiểm soát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu áp lực nơi làm việc, tạo ra môi trường lành mạnh giúp nhân viên phát triển. Các nhóm này cần có quy chế đặc thù riêng giúp họ vừa đảm bảo hoàn thành tốt công việc chính, vừa làm tốt công việc giám sát.
Phần 6/7 Hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn
Khi một tổ chức không đáp ứng các nguyện vọng cũng như không quan tâm đến mọi mặt trong đời sống nhân viên, tình trạng kiệt sức lan rộng là điều không thể tránh khỏi. Các tổ chức bị giảm sự cạnh tranh, đồng thời có nguy cơ mất đi những cá nhân tài năng nhất phục vụ cho sự phát triển của mình. Nhưng các nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể ngăn chặn sự kiệt sức bằng cách ưu tiên phát triển các giá trị con người. Điều này có thể mất thời gian và tốn một nguồn lực đáng kể nhưng sẽ có lợi trong tương lai lâu dài. Hãy thử tưởng tượng bạn đang có một nhân viên làm việc tốt. Tuy nhiên vì áp lực công việc quá cao khiến người này dần kiệt sức rồi nghỉ việc. Bạn lại phải mất thời gian, tiền bạc để tìm kiếm và đào tạo một nhân viên mới nhưng không chắc hiệu quả làm việc có bằng được người cũ hay không. Vậy bạn nghĩ phương án nào sẽ tốn kém hơn? Việc tạo ra môi trường làm việc đầy tính nhân văn không phải quá xa vời hay khó khăn. Đó là điều cần thiết để giúp cho mọi tổ chức tránh khỏi cuộc khủng hoảng kiệt sức, kiến tạo một tương lai vững chắc hơn.
Phần 7/7 Tạo sự cam kết ở nhân viên
Để mọi thứ thực hiện theo kế hoạch, bạn cần sự hợp tác từ toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Khi đã có chiến lược chống kiệt sức, bạn phải phổ biến và yêu cầu mọi người cam kết thực hiện vì chính quyền lợi của mình. Chiến lược này bao gồm một khối lượng công việc phù hợp, nhân viên được lựa chọn quyền tự quyết. Bên cạnh đó, các lãnh đạo cần công nhận và có phần thưởng đối với những người có năng lực, có đóng góp xuất sắc. Tất cả mọi người cần hiểu rõ văn hóa của tổ chức, cam kết hướng tới mục tiêu chung. Khi đó, công việc sẽ trở nên có ý nghĩa hơn, mỗi người cảm thấy mình có giá trị đối với tập thể. Kết quả là mọi áp lực đều tan biến. Công ty của bạn phải đối mặt với hai thách thức trong cuộc chiến chống kiệt sức. Đầu tiên là hài hòa giữa người lao động và công việc của họ. Thứ hai là thúc đẩy sự hài hòa đó theo cách tích cực bằng cách thay đổi môi trường làm việc. Hãy nhớ rằng con người không gây ra sự kiệt sức cho chính mình mà là các chính sách, chiến lược của tổ chức mới là nguyên nhân cốt lõi. Vì thế, các nhà lãnh đạo cần phải chú tâm vào việc cải thiện mọi hoạt động, chiến lược của tổ chức sao Để mọi thứ thực hiện theo kế hoạch, bạn cần sự hợp tác từ toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Khi đã có chiến lược chống kiệt sức, bạn phải phổ biến và yêu cầu mọi người cam kết thực hiện vì chính quyền lợi của mình. Chiến lược này bao gồm một khối lượng công việc phù hợp, nhân viên được lựa chọn quyền tự quyết. Bên cạnh đó, các lãnh đạo cần công nhận và có phần thưởng đối với những người có năng lực, có đóng góp xuất sắc. Tất cả mọi người cần hiểu rõ văn hóa của tổ chức, cam kết hướng tới mục tiêu chung. Khi đó, công việc sẽ trở nên có ý nghĩa hơn, mỗi người cảm thấy mình có giá trị đối với tập thể. Kết quả là mọi áp lực đều tan biến. Công ty của bạn phải đối mặt với hai thách thức trong cuộc chiến chống kiệt sức. Đầu tiên là hài hòa giữa người lao động và công việc của họ. Thứ hai là thúc đẩy sự hài hòa đó theo cách tích cực bằng cách thay đổi môi trường làm việc. Hãy nhớ rằng con người không gây ra sự kiệt sức cho chính mình mà là các chính sách, chiến lược của tổ chức mới là nguyên nhân cốt lõi. Vì thế, các nhà lãnh đạo cần phải chú tâm vào việc cải thiện mọi hoạt động, chiến lược của tổ chức sao cho thân thiện nhất với người lao động.